Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra ở bất cứ các khớp nào trên cơ thể, nhất là ở đầu gối. Bệnh tiến triển nhanh và gây nguy hiểm cho sụn cũng như xương khớp. Cần phải nắm rõ triệu chứng để thăm khám kịp thời ngăn ngừa tình trạng đáng tiếc.
Thế nào là viêm khớp nhiễm khuẩn?
Viêm khớp nhiễm khuẩn được hiểu là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây đau, sưng và tấy. Vấn đề này có thể diễn ra ở một hoặc nhiều khớp cùng lúc. Nhiễm trùng cũng có thể đi từ vi khuẩn qua dòng máu của bạn từ một số cơ quan khác trong người.
Ngoài ra, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xảy ra từ một chấn thương xuyên thấu mang theo vi trùng trực tiếp vào bên trong khớp. Một số các vị trí dễ bị tình trạng này như: Khớp gối, khớp hông hay khớp cổ tay, khớp vai và cả khuỷu tay hoặc khớp mắt cá chân.
Dấu hiệu của viêm khớp nhiễm khuẩn
Khi mắc phải viêm khớp nhiễm khuẩn, mỗi độ tuổi lại cho những dấu hiệu khác nhau. Chính vì vậy, cần phải hết sức chú ý để không bỏ qua triệu chứng nguy hiểm này.
Dấu hiệu ở người trưởng thành
Dấu hiệu điển hình của người trưởng thành bị viêm khớp nhiễm khuẩn là sốt, đau ở khu vực bị tổn thương và rất khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra, còn có biểu hiện sưng, đỏ, nóng các khớp bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu ở trẻ em
Đối với trẻ em, khi mắc phải tình trạng này sẽ có triệu chứng điển hình là: Ăn không ngon miệng, tình trạng bất ổn và tim đập nhanh khó chịu không ở yên.
Nguyên nhân gây bệnh
Đa phần, nguyên nhân gây bệnh lý này là do sự lây lan của vi khuẩn thông qua đường máu từ vùng khác trên cơ thể. Hoặc cũng có thể là do vết thương hở tạo điều kiện để vi trùng xâm nhập trực tiếp. Dưới đây là một số các lý do điển hình khiến viêm khớp nhiễm khuẩn xuất hiện.
Nhiễm khuẩn vì virus, vi khuẩn hay nấm tấn công: Đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Virus, vi khuẩn hay nấm khi tấn công vào cơ thể gây ra tình trạng tổn thương tế bào khớp rồi gây viêm nhiễm.
Nhiễm trùng tại vị trí khác trên cơ thể: Một vị trí trên cơ thể bị nhiễm trùng, sau đó lây lan ra các vùng khác cũng sẽ khiến viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhất là đối với những người bị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay nhiễm trùng máu. Đó được xem là những trường hợp đặc biệt của bệnh lý này vẫn thường được gọi với cái tên viêm khớp phản ứng.
Viêm khớp nhiễm trùng vì màng dịch khớp đã suy yếu: Một khi các cơ chế của màng dịch khớp suy yếu thì đồng nghĩa với việc vi khuẩn dễ dàng hơn cho việc tấn công vào màng hoạt dịch khớp rồi sau đó là phá hủy sụn khớp.
Những trường hợp mắc các bệnh lý về viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hay bệnh gout đều có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Đồng thời, một số người hệ miễn dịch kém cũng sẽ mắc bệnh cao hơn so với thông thường.
Chấn thương khớp cũng là một nguyên nhân gây nên viêm khớp nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, người có lớp da mỏng và khu vực khớp dưới xương dễ bị tổn thương cũng giúp cho vi khuẩn, virus xâm nhập dễ dàng hơn.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm hay không?
Nếu như không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn. Một số các biến chứng của có thể kể đến như: Viêm xương khớp, biến dạng khớp. Thậm chí ở một số trường hợp nặng nề sẽ cần can thiệp phẫu thuật để tái tạo. Khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến khớp chân, khớp chân tay giả còn phải tiến hành để thay thế.
>>> Xem thêm: Đau khớp vai cảnh báo bệnh gì, cách điều trị ra sao?
Phương pháp chẩn đoán
Bên cạnh việc hỏi về các triệu chứng lâm sàng, tiền sử người bệnh và một số chấn thương thì xét nghiệm hình ảnh cũng sẽ được kết hợp để mang lại tính chính xác cao.
Xét nghiệm máu với mục đích chẩn đoán dấu hiệu nhiễm trùng
Xét nghiệm dịch khớp nhằm xác định tổn thương do nhiễm khuẩn. Cụ thể là dùng kim chọc vào khớp để hút dịch. Dịch khớp thường sẽ vô trùng, đồng thời có chức năng tựa như chất bôi trơn.
Chụp X-quang để khảo sát tình trạng tổn thương khớp qua hình ảnh chi tiết hơn.
Cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng tốt nhất.
Dùng thuốc
Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành chọn một loại thuốc kháng sinh hiệu quả, có đủ sức để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Quá trình điều trị bắt đầu bằng việc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch, sau đó là kê đơn kháng sinh đường uống.
Thông thường, sau 48 tiếng điều trị các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Và quá trình này sẽ kéo dài khoảng từ 2-6 tuần. Lưu ý, người bệnh sẽ gặp phải một số các tác dụng phụ không mong muốn trong lúc điều trị như: Tiêu chảy hay buồn nôn, nôn….
Hút dịch
Là cách chữa bệnh viêm khớp nhiễm trùng bằng cách sử dụng kim hút arthrocentesis với mục đích là hút dịch khớp hàng ngày cho đến thời điểm nào đó mà loại bỏ được hết các vi khuẩn trong dịch.
Phẫu thuật
Đối với trường hợp bị viêm khớp nhiễm khuẩn tại khớp hông, một số sẽ phải thực hiện mổ mở để thoát dịch. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp phải thực hiện mổ lại nhiều lần nhằm loại bỏ hết vi khuẩn bên trong.
Thậm chí, ở mức độ quá nặng thì người bệnh cần phải phẫu thuật để tái tạo khớp. Nếu như nhiễm trùng có ảnh hưởng đến khớp tay, chân giả thì việc phẫu thuật thay khớp mới là cần làm.
Chăm sóc người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Với những người bị viêm khớp nhiễm khuẩn thì việc chăm sóc, sinh hoạt thường ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị tích cực.
Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ
Người bệnh luôn cần theo dõi, tuân thủ đúng quy trình và liều lượng dùng thuốc. Không tự ý sử dụng cũng như thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
Nghỉ ngơi
Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để khớp được thư giãn, thoải mái. Đồng thời, tránh các áp lực hay vận động lên khớp để tình trạng không nặng nề hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học là điều mà người bệnh cần phải làm theo. Bổ sung nhiều vitamin và nhất là canxi để giúp xương chắc khỏe hơn.
Vận động nhẹ
Nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để cơ xương khớp được linh hoạt và dẻo dai. Nên nhớ, bất cứ hoạt động nào cũng cần phải được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Người bệnh cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhất là đối với các vết thương hở. Nên băng lại để tránh các vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, rửa chân tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc một số nơi chứa nhiều vi trùng….
Biện pháp phòng chống
Nhằm phòng tránh viêm khớp nhiễm khuẩn một cách tốt nhất thì mỗi người cần phải chủ động trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.
Duy trì vệ sinh cá nhân tốt: Nên rửa tay thường xuyên với nước ấm hay xà phòng sau khi đã tiếp xúc với vùng da bị tổn thương hoặc khu vực có nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, cũng nên vệ sinh sạch sẽ vị trí bị tổn thương, vết thương hở nhằm ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu đường hay các loại nhiễm khuẩn có thể lan ra khớp. Đồng thời, không tiếp xúc với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhất là khi mà cơ thể của bạn có hệ miễn dịch kém.
Tuân thủ phương pháp cũng như quy trình điều trị của bác sĩ. Nếu như bạn đã từng mắc viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ cao đều phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để phục hồi tốt nhất có thể.
Nên duy trì một lối sống lành mạnh về chế độ ăn uống cũng như tập luyện thường xuyên. Hạn chế các chất béo, bia rượu và thường xuyên tập luyện để giúp tăng cường sức mạnh.
Bài viết trên phòng khám chiropractic đã thông tin chi tiết đến bạn đọc. Viêm khớp nhiễm khuẩn là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc biệt đối với những người có vết thương hở cần phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Nếu như cảm nhận được dấu hiệu khác biệt cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 bài tập về xương khớp được chuyên gia khuyên dùng