iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Hoại tử chỏm xương đùi là gì, triệu chứng và cách điều trị  

Hoại tử chỏm xương đùi có thể diễn ra ở bất cứ độ tuổi nào khiến cho cuộc sống bị đảo lộn rất nhiều. Thậm chí là dẫn tới tình trạng tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Việc nắm được dấu hiệu là rất quan trọng để có phương án khắc phục sớm.

Hoại tử chỏm xương đùi là gì?

Hoại tử chỏm xương đùi được hiểu là tình trạng xuất hiện khi mà thiếu máu nuôi dưỡng, từ đó dẫn đến hoại tử xương và sụn. Ở giai đoạn đầu, xương thưa dần rồi hình thành nang xương. Theo thời gian, nó sẽ gây gãy xương dưới sụn cũng như là xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng. Nếu như không được phát hiện và có phương án điều trị sẽ nguy cơ đối mặt với tàn phế là rất cao.

Hoại tử chỏm xương đùi là một tình trạng nguy hiểm
Hoại tử chỏm xương đùi là một tình trạng nguy hiểm

Triệu chứng hoại tử chỏm xương đùi

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này không có những triệu chứng rõ ràng, song khi đã tiến triển thì dấu hiệu hoại tử chỏm xương đùi lại trở nên rất dễ nhận biết như sau.

Đau nhức khớp háng: Đây cũng chính là dấu hiệu điển hình, rõ ràng nhất. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ở mặt trong vùng bẹn rồi dần lan xuống mặt trong của đùi hay một số trường hợp còn bị đau ở vùng mông. Cơn đau này có thể diễn ra ở một hoặc cả hai bên khớp háng, tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Khớp háng bị hạn chế vận động: Đau khớp háng khiến cho khả năng vận động bị hạn chế rõ ràng như xoay trong, xoay ngoài và dạng hay khép. Ngoài ra, người bị hoại tử chỏm xương đùi hầu như không thể ngồi xổm. 

Khi ở giai đoạn nặng hơn, một số các hoạt động của khớp háng hoặc các động tác gập, duỗi đa phần đều sẽ bị hạn chế.

>>> Xem thêm: Gãy cổ xương đùi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh

Có khá nhiều các nguyên nhân hoại tử chỏm xương đùi, dưới đây là những lý do phổ biến nhất.

Chấn thương: Một loạt các chấn thương như trật khớp, gãy cổ xương đùi… khiến lượng máu cung cấp đến xương bị gián đoạn rồi gây ra tình trạng hoại tử xương. Thông thường, sau khoảng 2 năm chấn thương thì hoại tử xương mới xuất hiện và không ảnh hưởng đến tuổi hay giới tính.

Dùng corticosteroid mạn tính: Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài bằng đường uống hay tiêm tĩnh mạch đều có thể tăng nguy cơ hoại tử cho xương ở người bệnh.

Lạm dụng rượu bia: Thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ làm cho chất béo bị tích tụ lại trong mạch máu, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới xương.

Lạm dụng bia rượu cũng là một nguyên nhân khiến hoại tử xương đùi
Lạm dụng bia rượu cũng là một nguyên nhân khiến hoại tử xương đùi

Cục máu đông, viêm và tổn thương động mạch đều có thể ngăn chặn lưu lượng máu tới xương.

Hoại tử chỏm xương đùi có nguy hiểm không?

Hoại tử chỏm xương có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, nhất là những người có vấn đề về xương đùi do chấn thương hoặc không. Một khi đã ở giai đoạn nặng có áp dụng điều trị nội khoa hay vật lý trị liệu cũng không có quá nhiều hiệu quả bởi tế bào xương và sụn đã bị hoại tử hoàn toàn.  

Ở giai đoạn cuối, người bệnh đã bị thoái hóa khớp thứ phát không thể đáp ứng thuốc, gây lún sụp đầu xương đùi và gây ra tình trạng tàn phế. Chính vì vậy, phát hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu rất quan trong đối với việc điều trị tích cực.

Chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán luôn là một bước quan trọng để xác định rõ nguyên nhân, vị trí và tình trạng bệnh. Qua đó, có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Chẩn đoán lâm sàng

Bước đầu, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng và yếu tố lâm sàng như tuổi tác, chấn thương, thói quen sinh hoạt hay tiền sử các bệnh đái tháo đường, huyết áp… Từ đó, phần nào nắm được tình hình của người bệnh.

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm hình ảnh để xác định rõ hơn và chính xác.

X-quang: Chụp quanh khớp háng theo chiều thẳng và nghiêng. X-quang khớp háng theo kiểu đùi chếch là một trong những phương pháp đầu tiên với mực đích chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi. Nếu xương thưa là nhẹ, còn xẹp chỏm từ nhẹ tới nặng là mức trung bình và cuối cùng mất một hay hoàn toản chỏm hoặc hẹp khe khớp háng là mức độ đã nặng.

MRI: Nếu như không thể chẩn đoán trên x-quang thì MRI sẽ được áp dụng để xác định chính xác hoại tử chỏm xương đùi hay phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất.

Cách điều trị hoại tử chỏm xương đùi

Có rất nhiều cách điều trị hoại tử chỏm xương đùi nhưng áp dụng theo phương pháp nào còn phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của các trường hợp như: Tuổi tác, giai đoạn bệnh, vị trí và kích thước bị tổn thương hay nguyên nhân.

Điều trị không phẫu thuật

Một số các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm dùng thuốc, tập vận động khớp hoặc kích thích điện… theo chi định của bác sĩ. Lưu ý rằng chỉ nên áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn trước khi chỏm xương đùi của người bệnh bị sụp.

Điều trị phẫu thuật

Phương pháp điều trị hiệu quả cũng như triệt để nhất vẫn là phẫu thuật, một số các dạng phẫu thuật thường được áp dụng như:

Khoan giải ép chỏm xương đùi: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một phần lõi của xương, đồng thời kích thích mọc xương lành với mạch máu mới.

Đục xương chỉnh trục: Thực hiện lấy một đoạn xương hình nêm phía trên hay phía dưới ngay khu vực khớp xương phải chịu trọng lượng của cơ thể. Đây là phương án giúp cho xương được giảm đi phần nào gánh nặng, tránh nguy cơ thay khớp.

Thay khớp háng: Một khi chỏm xương đã bị xẹp thì khớp háng sẽ phải được thay. Đây chính là phương án cuối cùng trong phẫu thuật dành cho chỏm xương đùi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hoại tử xương đùi
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hoại tử xương đùi

Phương pháp ngăn ngừa hoại tử chỏm xương đùi

Để ngăn chặn tình trạng hoại tử chỏm xương đùi, không còn cách nào khác ngoài việc chú ý đến ăn uống, tập luyện và công việc hằng ngày. Nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất như hoa quả, rau xanh và hạn chế dầu mỡ lẫn các chất kích thích.

Ngoài ra, nên kiểm soát được các bệnh nội khoa như huyết áp, lipid máu hay đường huyết…Bên cạnh đó, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc chứa corticoid. Trường hợp phải dùng cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

Hoại tử chỏm xương đùi là một tình trạng phải nói rằng rất nguy hiểm và không ai mong muốn mắc phải. Do đó, cần bảo vệ sức khỏe thật tốt, hình thành các thói quen sinh hoạt khoa học thay vì phải chật vật tìm cách điều trị. Hãy ghé thăm phòng khám chiropractic Hà Nội để nhận lịch thăm khám miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Đau cơ đùi do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call