iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Gãy cổ xương đùi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đối với người cao tuổi, gãy cổ xương đùi được xem là một thảm họa khi mà tình trạng này gây ra hàng loạt biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Cùng phòng khám xương khớp iccare tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như biến chứng và cách điều trị của gãy cổ xương đùi.

Gãy cổ xương đùi là gì?

Gẫy cổ xương đùi được hiểu là tình trạng gãy giữa chỏm xương đùi với khối mấu chuyển thường gặp xảy ra ở người cao tuổi. Cổ xương đùi có đặc điểm về giải phẫu và chức năng khiến tình trạng gãy xương này khá nặng nề, khó điều trị, đặc biệt để lại nhiều di chứng:

Xương đùi là một xương lớn trong cơ thể, cấu trúc tại vùng cổ xương đùi bao gồm 2 hệ thống bè xương quạt ở khu vực cổ chỏm xương đùi và hệ cung nhọn nằm tại khu vực vùng mấu chuyển. Điểm yếu nhất, dễ bị gãy của cổ xương đùi chính là vị trí nằm giữa hai hệ thống bè xương (tam giác ward). 

Tại chỏm xương đùi, hệ thống động mạch rất ít, thêm phần đi cạnh ngang qua cổ xương đùi. Do đó, khi mà gãy chỏm xương đùi thì hệ thống mạch máu cũng bị gián đoạn, vì vậy có nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi khá cao.

Cổ xương đùi nằm ngoài bao khớp, chính vì thế mà khi gãy xương máu sẽ tụ lại gây áp lực lên ổ khớp, tổn thương mạch máu nuôi khớp và có thể dẫn tới tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.

Gãy cổ xương đùi ở người già sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị
Gãy cổ xương đùi ở người già sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị

Phân loại gãy cổ xương đùi

Hiện nay, có rất nhiều kiểu gãy cổ xương đùi, mỗi loại đều sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm khác nhau.

Dựa theo vị trí gãy: Theo đó, Delbet đã chia tình trạng gãy cổ xương đùi sẽ được làm 3 vị trí thường gặp là gãy dưới chỏm, gãy cổ chính danh và cuối cùng là gãy nền cổ.

Dựa vào góc giữa đường gãy cùng với mặt phẳng ngang: Pauwel chia thành 3 loại như sau, Pauwel 1 (từ 30 – 50 độ), Pauwel 2 (từ 50 – 70 độ), Pauwel 3 (nhiều hơn 70 độ). Nếu như góc càng lớn thì càng mất khả năng giữ vững xương.

Dựa vào góc giữa trục trung tâm, trục ngoại vi: Bohler chia tình trạng này làm 2 loại điển hình là gãy thể dạng (góc mở hướng lên trên), gãy thể khép (góc mở hướng xuống dưới).

Dựa theo kiểu đường gãy, di lệch ổ gãy: Garden tiến hành chia và phân độ gãy cổ xương đùi thành 4 mức dưới đây.

Mức độ I: Khi này, cổ xương đùi chưa bị gãy hoàn toàn.

Mức độ II: Cổ xương đùi đã gãy hoàn toàn nhưng chưa di lệch.

Mức độ III: Cổ xương đùi đã gãy hoàn toàn và di lệch 1 bên.

Mức độ IV: Cổ xương đùi d dã hãy hoàn toàn và di lệch cũng hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Đau cơ đùi do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Dấu hiệu gãy cổ xương đùi

Triệu chứng gãy cổ xương đùi ở mỗi người là không hề giống nhau hoàn toàn, song đa phần đều có những biểu hiện sau đây.

Người bệnh cảm thấy đau ở khu vực háng sau khi té ngã. Cơn đau đồng thời cũng sẽ dần tăng lên nếu như thực hiện động tác gõ dồn vào gót chân hoặc ấn vào nếp lằn bẹn hay thực hiện các động tác di chuyển như xoay bàn chân.

Khả năng vận động có vấn đề, mất hoàn toàn hoặc một phận và không thể nhấc được chân lên khỏi bề mặt. Khi đó, chân bị tổn thương cũng ngắn hơn chân còn lại, bân chân cũng từ đây mà xoay ra hướng bên ngoài.

Gãy cổ xương đùi khiến khả năng vận động giảm đi đáng kể
Gãy cổ xương đùi khiến khả năng vận động giảm đi đáng kể

Nguyên nhân gãy cổ xương đùi

Thông thường, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng gãy cổ xương đùi bao gồm chấn thương và bệnh lý.

Chấn thương

Chấn thương trực tiếp: Đa phần là do té ngã, dập hông, mông xuống nền cứng khiến cho xương phải chịu một áp lực nặng nề và dẫn tới gãy. Chấn thương trực tiếp thường ít gặp chủ yếu ở người cao tuổi, người bị loãng xương, chất lượng xương yếu.

Chấn thương gián tiếp: Là tình trạng mà khi khớp gối, bàn chân ở tư thế đùi khép phải chịu một số áp lực lớn, lực lớn dồn lên rồi gây gãy cổ xương đùi. Đây cũng là cơ chế chấn thương thường thấy hơn.

Bệnh lý

 Loãng xương, viêm xương hay u xương và ung thư di căn xương… là những bệnh lý khiến cho chất lượng xương yếu đi và dễ gặp phải tình trạng gãy xổ xương đùi. Vì vậy, những đối tượng mắc phải vấn đề trên cần được kiểm tra, điều trị và có thế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ xương. 

Gãy cổ xương đùi có nguy hiểm không?

Gãy cổ xương đùi nếu như không được điều trị kịp thời đều có thể gây ra hàng loạt biến chứng, bao gồm cả những trường hợp nguy hiểm dưới đây.

Biến chứng sớm

Được hiểu là những biến chứng tới sớm bao gồm cả cấp tính, xảy ra ngay khi cổ xương đùi bị gãy. Ngoài ra, còn có liên quan đến cả tình trạng nằm lâu hay bất động.  

Biến chứng cấp tính

Một số các biến chứng cấp tính mà hãy cổ xương đùi có thể gây ra như: Sốc mất máu, sốc do đau hay tắc mạch mỡ. Đặc biệt, hiện tượng này còn làm nghiêm trọng thêm một số vấn đề về tim mạch, hô hấp có sẵn ở người bệnh.

Biến chứng đến vận động

Khi mà người bệnh phải nằm bất động trong một thời gian dài, không có thời gian vận động có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch chi dưới, hoặc huyết khối động mạch phổi và loét tỳ đè, nhiễm trùng (viêm phổi hay nhiễm trùng đường tiết niệu…), teo cơ lẫn suy dinh dưỡng nữa.

Một số di chứng khác

Gãy cổ xương đùi còn có thể để lại một số di chứng khác như: Hoại tử chỏm xương đùi do mất tuần hoàn máu nuôi chỏm hay không đủ để cung cấp hay khớp giả, kết hợp xương không như ý, đau, biến dạng chi và hạn chế hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán tình trạng gãy cổ xương đùi một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh kết hợp.

Khám lâm sàng

Với phương án chẩn đoán này, người bệnh sẽ phải trả lời bác sĩ các câu hỏi về vị trí đau, triệu chứng, tiền sử bệnh cũng như tình trạng hiện tại cũng như trước khi bị tổn thương…. và cả khả năng vận động ở thời điểm  đó.

Xét nghiệm hình ảnh

Bên cạnh đó, các phương án xét nghiệm hình ảnh được dùng phổ biến như chụp x-quang để chẩn đoán gãy xương, xác định phần xương nào bị gãy. Mặt khác, các trường hợp gãy xương nhưng lại không thể nhìn thấy trên x-quang thì sẽ được thực hiện các chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI…

Xét nghiệm gãy cổ xương đùi bằng x-quang hay chụp CT  đều cho kết quả chính xác
Xét nghiệm gãy cổ xương đùi bằng x-quang hay chụp CT  đều cho kết quả chính xác

Điều trị gãy cổ xương đùi thế nào?

Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau sao cho tốt nhất.

Điều trị bảo tồn

Đối với các trường hợp ở cấp độ nhẹ 1 và 2 thì điều trị bảo tồn cũng là cách rất tích cực nhờ vào việc mang nẹp chống xoay hay thực hiện kéo liên tục trên giàn Braun. Song, đây lại đều là phương án đòi hỏi phải nằm lâu nên nó thường được áp dụng cho trẻ em. Bó bột, kéo liên tục, nẹp chống xoay chính là cách điều trị bảo tồn thường thấy.

Dùng thuốc

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hay thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ như các opioid có tác dụng giảm đau, làm dịu triệu chứng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được dùng biophosphonate lẫn các loại thuốc loãng xương khác để tăng mật độ, giúp chắc khỏe xương.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi gãy cổ xương đùi diễn ra sau vài ngày. Đồng thời, giúp người bệnh vận động sớm, và hạn chế các biến chứng như nằm bất động. Tùy vào tình trạng gãy xương và sức khỏe mà người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các loại phẫu thuật như:

Kết hợp xương: Đây là phương pháp sẽ phải sử dụng đinh, vít, nẹp… nhằm hỗ trợ và cố định xương. Nó giúp cho người bệnh cố định được khu vực tổn thương, vận động sớm sau mổ, hạn chế biến chứng bất động, liền xương ca và có thể bảo tồn được chỏm. 

Thay khớp háng, trong đó có thay khớp háng bán phần với mục đích thay thế phần chỏm xương đùi nhưng không thay thế ổ cối. Ngoài ra, còn có thay khớp háng toàn phần khi thay toàn bộ mặt khớp của xương đùi cũng như ổ cối. 

>>> Xem thêm: Xương đòn là gì? Chức năng và các chấn thương thường gặp phải

Phòng ngừa gãy cổ xương đùi

Nhằm hạn chế tốt nhất tình trạng gãy cổ xương đùi thì mọi người nên là tốt các điều như sau.

Duy trì thể dục thể thao đều đặn: Nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để duy trì nền tảng sức khỏe cũng như linh hoạt cho xương. Một số các bài tập có thể kể đến như đi lại, bơi, đạp xe hay yoga…

Bổ sung đủ canxi và vitamin: Khuyến khích mọi người cần bổ sung canxi thông qua các thực phẩm như sữa, cá hồi, hạt hay củ quả và loại rau màu sáng. Thậm chí, có thể sử dụng thêm các sản phẩm canxi và vitamin D nhưng cần được sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ.

Hạn chế dùng các loại thuốc tâm thần: Các loại thuốc này có thể khiến  con người giảm khả năng phản xạ lẫn thăng bằng, qua đó tăng nguy cơ ngã và gãy xương. Trước sử dụng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để an toàn cho bản thân.

Gãy cổ xương đùi là một chấn thương rất nặng, nhất là ở người có tuổi. Do đó, cần phải phòng tránh chủ động bằng cách sinh hoạt, ăn uống khoa học mỗi ngày. Đồng thời, nên điều trị ngay nếu như có dấu hiệu xảy ra.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call