iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Rách sụn chêm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

Theo thống kê có đến 70% các chấn thương, tai nạn… có liên quan đến khớp gối. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng rách sụn chêm và tổn thương dây chằng. Nếu như không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Rách sụn chêm là gì?

Rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối được là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Sụn chêm có vai trò giúp khớp gối ổn định, hạn chế bào mòn của xương. Song, chỉ cần một cú xoay đột ngột, tai nạn hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây rách sụn chêm đầu gối. Thậm chí, có những trường hợp sụn bị vỡ và kẹt trong khớp còn gây thoái hóa khớp.

Chấn thương sụn chêm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau, rách khu vực giàu mạch hay vô mạch…. Ngoài ra, hình thái vết rách cũng sẽ khác nhau có thể là theo chiều dọc, chiều ngang hay hình nan hoa, hình vạt…

Rách sụn chêm phổ biến ở vận động viên
Rách sụn chêm phổ biến ở vận động viên

Dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm

Khi mới rách sụn chêm đầu gối, người bệnh vẫn có thể đi lại, thậm chí là hoạt động thể thao như bình thường. Chấn thương sẽ bắt đầu có các dấu hiệu sau 2-3 ngày như:

  • Sụn chêm rách có âm thanh như tiếng nổ.
  • Đau đầu gối và sưng.
  • Kẹt khớp, tác động co duỗi trở nên khó khăn.
  • Khi khớp vận động có tiếng lục cục phát ra.
  • Cảm thấy đau nhức khi lấy tay ấn vào khe khớp.
  • Đi lại, vận động gặp nhiều khó khăn.
Đau nhức đầu gối và đi lại khó khăn là biểu hiện phổ biến nhất
Đau nhức đầu gối và đi lại khó khăn là biểu hiện phổ biến nhất

Nguyên nhân gây rách sụn chêm

Nguyên nhân rách sụn chêm đầu gối ở mỗi độ tuổi lại có các lý do khác nhau cụ thể dưới đây.

Nguyên nhân ở trẻ em: Ở độ tuổi này, nguyên nhân gây ra việc rách sụn chêm chủ yếu là bởi tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối khi tai nạn giao thông, lao động, chấn thương. Hoặc các chấn thương trong trạng thái gối gấp hay chân bị vặn xoắn.

Nguyên nhân ở người lớn: Đối với người lớn tuổi thì tình trạng rách sụn chêm chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên bao gồm thóa khớp gối và viêm khớp gối. Từ đó, khiến cho sụn chêm không còn ổn định nữa và dễ bị rách hơn.

Đối tượng nguy cơ rách sụn chêm

Rách sụn chêm có thể xảy ra ở bất cứ ai, song những đối tượng sau đây vẫn nguy cơ cao hơn cả: Những vận động viên chuyên nghiệp thường xuyên phải tập luyện, thi đấu ở cường độ cao, người chơi các bộ môn phải vận động khớp nhiều như bóng đá, quần vợt hay bóng rổ… Và tình trạng này cũng phổ biến ở người cao tuổi khi mà sụn dễ bị mòn.

>>> Xem thêm: Đau đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Biến chứng của rách sụn chêm

Thông thường, rách sụn chêm sẽ được chia theo 3 cấp độ cụ thể sau đây.

Cấp độ 1 (rách sụn chêm ngoài): Với cấp độ này nếu như người bệnh phát hiện và điều trị vẫn có thể phục hồi sớm khi mà khu vực này có rất nhiều mạch máu.

Rách sụn chêm trong độ 2: Được hiểu là vùng trung gian, khu vực này mạch máu đã dần ít đi và thưa thớt hơn. Rách ở cấp độ này vẫn có thể phục hồi nhưng đương nhiên không thể bằng so với cấp độ 1.

Rách sụn chêm trong độ 3: Đây là vùng không có mạch máu, vì vậy việc tổn thương này không thể hồi phục được. Cách duy nhất là phẫu thuật cắt đi phần bị tổn thương.

Sụn chêm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc di chuyển, vận động hằng ngày. Vì vậy, trường hợp tổn thương một trong ba cấp độ dưới đây không được can thiệp kịp thời rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Đau nhức khớp dữ dội: Đầu tiên là việc đối mặt với các cơn đau nhức khớp đầu gối dữ dội, nhất là khi thực hiện co duỗi hay nghiêng qua trái, phải. Các chấn thương trong tai nạn giao thông, thể thao còn khiến đầu gối sưng, đau và không thể co duỗi. Đó cũng chính là tình trạng kẹt khớp do mảnh sụn vỡ bị mắc trong khớp gối.

Teo cơ tứ đầu đùi: Việc can thiệp kịp thời là rất quan trọng nếu không bệnh nhân sẽ đối mặt với đau nhức trong thời gian dài rồi dẫn tới bị teo cơ tứ đầu đùi. Khi đó, việc đi lại, vận động và co duỗi chân rất khó khăn.

Hư khớp gối: Nếu như bị rách hay đứt dây chằng chéo trước sẽ khiến cho khớp gối mất vững, sụn chêm bị hư nặng hơn theo thời gian. Trường hợp sụn chêm bị hỏng hoàn toàn và phải cắt bỏ sẽ nguy cơ dẫn tới thoái hóa và hư khớp gối. Đặc biệt, ở độ tuổi quá trẻ mà phải thực hiện cắt sụn chêm thì quá trình thoái hóa càng diễn ra sớm hơn.

Tổn thương các bộ phận khác: 50% trường hợp rách sụn chêm bởi dây chằng chéo trước đều gây ra các  ảnh hưởng khác như bong chỗ bám, dây chằng chéo sau tổn thương và phù tủy xương… Thậm chí, một số người còn bị đứt dây chằng chéo trước dẫn tới lỏng gối, mất khả năng đi lại.

Chẩn đoán rách sụn chêm như thế nào?

Nhằm chẩn đoán tình hình và đánh giá một cách chi tiết nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang và MRI khớp gối. Trong đó, chụp X-quang với mục đích nhìn thấy ảnh hẹp khe khớp. Đổi lại, chụp MRI từ khớp gối để nhìn được tình trạng tổn thương và các chấn thương kèm theo như đứt dây chằng chéo trước hay sụn khớp và dây chằng chéo sau, dây chằng bên…

Điều trị rách sụn chêm

Rách sụn chêm có tự lành không là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng rách nặng hay nhẹ, phương pháp áp dụng…

Điều trị bảo tồn

Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID), cụ thể là Advil, Aleve, Motrin có vai trò giảm đau, nhức và sưng tấy. Song, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp chảy máu và viêm loét.

Chườm đá: Nên chườm đá từ 15-20 phút mỗi lần, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau từ 3-4 tiếng. Việc chườm đá sẽ giúp cho người bệnh giảm các triệu chứng sưng, đau nhưng chỉ là biện pháp tạm thời.

Nẹp đầu gối: Việc dùng nẹp hay băng thun để cố định khớp gối cũng phần nào giúp bệnh nhân giảm đau. Song, cũng không có quá nhiều hiệu quả.

Nẹp đầu gối chỉ là phương án điều trị rách sụn chêm tạm thời
Nẹp đầu gối chỉ là phương án điều trị rách sụn chêm tạm thời

Phẫu thuật

Tùy vào từng tình trạng nặng nhẹ của mỗi người mà rách sụn chêm sẽ được chỉ định phẫu thuật hay không? Hiện tại, các loại phẫu thuật rách sụn chêm bao gồm.

Cắt bỏ sụn chêm: Dạng phẫu thuật này áp dụng cho các trường hợp rách sụn chêm cũ trên 6 tuần. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ bằng kỹ thuật tiết kiệm vùng rách và để lại nguyên vùng giáp bao khớp với mục đích giúp khớp gối vững vàng hơn.

Khâu sụn chêm: Các trường hợp rách sụn chêm dọc, vết rách mới (rách sụn chêm bên ngoài) sẽ được áp dụng dạng phẫu thuật này. Việc phẫu thuật càng sớm càng giúp cho vết thương nhanh lành hơn.

Ghép sụn chêm: Đây là một hình thức phẫu thuật rất phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao và nhiều loại sụn chêm để ghép. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa áp dụng cách phẫu thuật này.

Cách phòng ngừa rách sụn chêm

Để giảm được tình trạng chấn thương này một cách tối đa, mỗi người cần tuân thủ các điều sau đây trong sinh hoạt, công việc và tập luyện: 

  • Thường xuyên luyện tập để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của khớp.
  • Khi làm việc nên thực hiện đúng tư thế.
  • Không xoay gối đột ngột.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh tổn thương lặp lại.

Rách sụn chêm rõ ràng là chấn thương rất nguy hiểm, nhất là đối với những vận động viên chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến phong độ. Nên có cách điều trị sớm thông qua các dấu hiệu điển hình để khắc phục tốt nhất. Đừng quên ghé thăm ghé thăm phòng khám xương khớp ICCARE để nhận tư vấn khám miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Dây chằng đầu gối: Cấu tạo, các chấn thương và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call