iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Lupus ban đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 16.000 người mắc lupus ban đỏ và ảnh hưởng đến 5 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Liệu rằng bệnh lupus ban đỏ có cách chữa trị hay không, biểu hiện như thế nào?

Tổng quan về lupus ban đỏ

Để hiểu hơn về lupus ban đỏ, cần phải nắm rõ đây là căn bệnh gì cũng như có những loại nào?

Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là căn bệnh xảy ra khi mà cơ thể tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào các mô cơ quan. Tình trạng này ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Nếu như thể bệnh nhẹ chỉ diễn ra ở khớp hoặc da.

Ở thể vừa có thể xuất hiện ở cả phổi, tim và thận.

Ở thể nặng thì nhiều cơ quan cùng bị tổn thương một thời điểm như tim, phổi, não hay thận và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ

Phân loại lupus ban đỏ

Đây là một căn bệnh được phân ra khá nhiều loại khác nhau điển hình như các dạng dưới đây.

Lupus ban đỏ hệ thống

upus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính
upus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính

Đây là dạng phổ biến chiếm đến 70% các trường hợp mắc bệnh lupus. Lupus ban đỏ hệ thống còn gây viêm và ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan khác trong cơ thể như: Da, khớp, phổi hay thận, tim và cả mạch máu cùng lúc.

Lupus ban đỏ hệ thống thường sẽ trải qua các chu kỳ bùng phát rồi thuyên giảm và rất có thể không triệu chứng. Ngoài ra, dấu hiệu của dạng lupus này thậm chí là thay đổi theo người, thời gian nên khá là khó chẩn đoán.

Lupus ban đỏ dạng đĩa

Lupus ban đỏ dạng đĩa là một trong những bệnh tự miễn phổ biến, xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhất là phụ nữ từ 40 trở lên
Lupus ban đỏ dạng đĩa là một trong những bệnh tự miễn phổ biến, xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhất là phụ nữ từ 40 trở lên

Đây là một kiểu lupus với các triệu chứng chỉ ảnh hưởng đến da đầu hay mặt dưới dạng tổn thương hình tròn, không đau hoặc ngứa. Khi mà tổn thương này đã biến mất khiến người bệnh sẽ phải đối mặt với sẹo hoặc sẫm màu. Đa phần, lupus ban đỏ dạng đĩa không ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong nhưng có thể chuyển thành dạng hệ thống.

Lupus ban đỏ bán cấp

Lupus ban đỏ bán cấp là tình trạng tổn thương da xuất hiện tại các vị trí cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Lupus ban đỏ bán cấp là tình trạng tổn thương da xuất hiện tại các vị trí cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Được hiểu là dạng lupus ban đỏ bán cùng với các vết loét màu đỏ, hình vòng hay mảng vảy ở lưng, ngực cũng như cánh tay, thậm chí là cả mông. Lupus ban đỏ bán cấp không ảnh hưởng đến da đầu hay mặt, không để lại sẹo nhưng vẫn thay đổi màu da.

Lupus cấp có thể xảy ra do thuốc ức chế bơm proton ( pantoprazole, omeprazole), thuốc chẹn kênh canxi điều trị bệnh lý tim mạch ( nifedipine, diltiazem).

Lupus ban đỏ do thuốc

Bệnh lupus do thuốc chiếm khoảng 10% tổng số ca bệnh lupus và là do dùng liều cao một số loại thuốc
Bệnh lupus do thuốc chiếm khoảng 10% tổng số ca bệnh lupus và là do dùng liều cao một số loại thuốc

Đây là dạng bệnh tự miễn dịch chiếm tỷ lệ 6 – 12% do các loại thuốc như: Hydralazine điều trị huyết áp cao, Procainamide điều trị nhịp tim hay Isoniazid điều trị bệnh lao và cả Minocycline,điều trị một số bệnh về da. Bên cạnh đó còn có 100 loại thuốc khác cũng nguy cơ khiến cho lupus ban đỏ xuất hiện. Nhìn chung, triệu chứng tương tự lupus nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Lupus ban đỏ sơ sinh

Lupus sơ sinh là bệnh tự miễn hiếm gặp, do kháng thể kháng Ro/La hoặc RNP của mẹ truyền qua vào thời kỳ mang thai
Lupus sơ sinh là bệnh tự miễn hiếm gặp, do kháng thể kháng Ro/La hoặc RNP của mẹ truyền qua vào thời kỳ mang thai

Đây là dạng lupus mà khi bố mẹ truyền một số kháng thể như Ro/La hay RNP trong quá trình mang bầu. Theo đó, khi mới sinh trẻ có thể bị phát ban da, gặp vấn đề về gan do lượng tế bào máu thấp. Song, sau 6 tháng thì các triệu chứng này sẽ biến mất và không để lại quá nhiều biến chứng.

Triệu chứng lupus ban đỏ

Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ ở mỗi dạng hay mỗi bộ phận lại có các biểu hiện khác nhau. 

Triệu chứng ở da

Da đỏ là dấu hiệu đầu tiên phát hiện mắc bệnh lupus ban đổ
Da đỏ là dấu hiệu đầu tiên phát hiện mắc bệnh lupus ban đổ

Có đến 50% người bị lupus ban đỏ phát ban trên da, đặc biệt là dạng cánh bướm ở khu vực mũi và gò má. Triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số người bị lupus ban đỏ dạng đĩa thậm chí còn kèm theo các biểu hiện rụng tóc, loét miệng hay mũi, âm đạo và các thương tổn trên da.

Triệu chứng ở cơ xương

Những người mắc phải bệnh lý này thường sẽ có biểu hiện viêm, đau, sưng lẫn cứng khớp vào buổi sáng. Đặc biệt là những khớp nhỏ ở khu vực tay, cổ tay. Tuy nhiên, sự nguy hiểm đối với cơ xương khớp của lupus sẽ không nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp.

Triệu chứng ở tim mạch

Bệnh nhân mắc lupus sẽ nguy cơ viêm nhiều nơi ở tim dẫn tới tổn thương van tim vì viêm dẫn đến sẹo. Hoặc viêm màng bao quanh cơ tim  hay còn được biết với cái tên viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc và viêm cơ tim. Do đó, nguy cơ mắc bệnh về tìm cũng tăng lên rất nhiều.

Triệu chứng huyết học

Khi mắc phải lupus sẽ gây thiếu máu, giảm số lượng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Có đến 50% người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng sẽ khiến người mắc nguy cơ bị viêm mạch máu.

Triệu chứng trên phổi

Người bị lupus ban đỏ thường gặp triệu chứng đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm màng phổi
Người bị lupus ban đỏ thường gặp triệu chứng đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm màng phổi

Người bị lupus có nguy cơ cao mắc phải viêm niêm mạc khoang ngực dẫn tới tình trạng khó thở. Ngoài ra, một loạt các bệnh viêm, tràn dịch màng phổi hay viêm phổi lupus và bệnh xơ cứng khe phổi mãn tính hoặc tăng huyết áp phổi… cũng rất có thể sẽ xảy ra.

Triệu chứng trên thận

Viêm thận lupus, suy thận là các nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu ở những người gặp phải căn bệnh lupus. Tiểu ra máu hay protein niệu là những dấu hiệu thận bị tổn thương cần phải hết sức lưu ý.

Triệu chứng trên thần kinh – tâm thần

Lupus có thể khiến cho não và hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng rồi gây ra một loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hay sa sút trí tuệ, thay đổi hành vi hoặc các vấn đề về thị lực và cả thậm chí là đột quỵ hoặc co giật. Ngoài ra, còn xuất hiện hội chứng tăng áp suất bên trong sọ.

Triệu chứng hệ thống

Những người bị bệnh lupus ban đỏ còn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng trên toàn cơ thể như thiếu máu, suy giáp và trầm cảm hay ngủ không được ngon giấc.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ

Hiện tại, nguyên nhân dẫn tới bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Song vẫn có các nguy cơ khiến cho tình trạng này xảy ra.

Do gen

Một số gen, trong đó có gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6 ảnh hưởng đến sự phát triển của lupus khi được kích hoạt ngẫu nhiên bởi yếu tố môi trường hay di truyền. Người có thành viên gia đình mắc lupus khả năng bị tới 5 – 13%. Song, chỉ có 5% trẻ em mắc phải nếu như có mẹ từng bị lupus.

Gen là yếu tố gây ra lupus ban đỏ
Gen là yếu tố gây ra lupus ban đỏ

Do môi trường

Một số các tác nhân từ môi trường có thể gây hại khiến lupus xuất hiện như: Virus, vi khuẩn, bức xạ tia cực tím có thể gây tổn thương tế bào và đột biến gen liên quan đến sự phát triển của lupus. Ngoài ra, còn có thuốc lá, thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm cũng như các chất gây ô nhiễm, hóa chất.

Do hormone trong cơ thể

Hormone sinh dục estrogen và prolactin có thể đóng vai trò như nguy cơ làm tăng mức độ nghiêm trọng của lupus ban đỏ. Theo thống kê từ CDC thì phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 15 – 44 tuổi nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 9 lần so với nam giới.

Những ai dễ bị mắc lupus ban đỏ

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới

Lupus ban đỏ có thể xuất hiện ở mọi giới tính hay độ tuổi, không loại trừ bất cứ ai. Song, những đối tượng sau đây vẫn có nguy cơ cao hơn cả.

  • Phụ nữ từ 15 – 44 tuổi.
  • Những chủng người, nhóm người như Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á hay người Tây Ban Nha/La tinh và cả người Mỹ bản địa hay người dân đảo Thái Bình Dương.
  • Những người có thành viên gia đình mắc lupus hay bệnh lý tự miễn khác.

Biến chứng lupus ban đỏ

Nếu như không có phương án điều trị hay can thiệp kịp thời lupus bỏ hoàn toàn gây ra một loạt các biến chứng khó lường.

  • Nhiễm trùng: Những ai mắc bệnh lupus sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hơn bao giờ hết. Bởi căn bệnh và các phương pháp điều trị liên quan sẽ làm cho hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy giảm.
  • Mô xương chết: Người mắc lupus hoàn toàn có thể đối mặt với mô xương chết bởi tình trạng bệnh, thuốc điều trị khiến lượng máu cung cấp đến xương suy giảm. Theo thời gian, các vết nứt nhỏ xuất hiện và dẫn tới xương sụp đổ.
  • Biến chứng lúc mang bầu: Phụ nữ mang bầu mắc lupus ban đỏ vô cùng nguy hiểm khi nguy cơ sinh non, huyết áp tăng cao và tiền sản giật. Tránh rủi ro, phụ nữ nên lùi thời gian mang thai sau đó khoảng 6 tháng kể từ khi bệnh được kiểm soát.
  • Ung thư: Những người bị lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc ung thư song tỷ lệ cũng rất ít.

Chẩn đoán lupus ban đỏ

Để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu hay giữa thì bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng với triệu chứng, vị trí xuất hiện… Ngoài ra, cũng cần thực hiện một số xét nghiệm khác như.

Xét nghiệm đặc hiệu (Biomarker)

Đây là xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANAs) nhằm tìm kiếm các kháng thể – protein được cơ thể tạo ra để chống lại các bệnh tật. Đa phần những người đã mắc đều sẽ cho kết quả xét nghiệm ANA dương tính.

Song, chỉ duy ANA dương tính là không đủ căn cứ để xác minh người bệnh mắc lupus. Đơn giản là ANA dương tính hoàn toàn có trong viêm khớp dạng thấp hay các bệnh mô liên kết khác, tuyến giáp tự miễn, ung thư…

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm máu với mục đích là xem hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào hoặc có tình trạng viêm nhiễm hay không.

Công thức máu toàn bộ (CBC): Phương pháp này được làm ra với mục đích đo hồng  cầu và tiểu cầu trong máu có cao hay không. Kết quả có thể cho thấy sự thiếu máu, lượng bạch cầu, tiểu cầu ở người bị lupus thường sẽ rất thấp.

Xét nghiệm kháng thể: Phương pháp này được xét nghiệm với mục đích xem hệ thống miễn dịch của bạn có tấn công các mô khỏe hay là không?

Kiểm tra thời gian đông máu: Với mục đích là để xem bạn có vấn đề về đông máu không? Đồng thời bổ sung các xét nghiệm khác để kiểm tra các dấu hiệu viêm. 

Sinh thiết

Thực hiện sinh thiết da hoặc thận bằng cách lấy mô mềm một chút thông qua vết rạch nhỏ. Sau đó, soi dưới kính hiển vi rồi xác định phương pháp điều trị cụ thể.

Kiểm tra chức năng gan thận

Thực hiện xét nghiệm máu lẫn nước tiểu sẽ giúp cho bác sĩ theo dõi được các tác động của bệnh lupus lên gan và thận. Ngoài ra, kiểm tra nước tiểu còn có thể đánh giá protein hay hồng cầu có trong nước tiểu tăng lên nếu như trường hợp thận đã bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán hình ảnh

Một số các xét nghiệm về hình ảnh như X-quang ngực hay siêu âm tim sẽ được chỉ định khi mà bác sĩ nghi ngờ bệnh có ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Cách điều trị lupus ban đỏ

Việc điều trị bệnh lupus ban đỏ như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào từng yếu tố chi tiết khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa trị phổ biến.

Dùng thuốc

Đây là căn bệnh mãn tính nên người bệnh cần kiên trì để giảm các triệu chứng bệnh, duy trì chức năng cơ quan nội tại và hạn chế các đợt tái phát. Một số các loại thuốc có thể sử dụng như sau.

Dùng thuốc để giảm các triệu chứng của lupus ban đỏ
Dùng thuốc để giảm các triệu chứng của lupus ban đỏ

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nnaproxen, ibuprofen được kê với mục đích là giảm đau, sưng có liên quan đến lupus. Tuy nhiên, nó cũng để lại một số các biến chứng khác như chảy máu dạ dày, vấn đề về thận, nguy cơ mắc bệnh tim.

Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine (Plaquenil) sẽ giúp bạn kiểm soát một số các triệu chứng liên quan đến da lẫn khớp hay mệt mỏi hoặc lở miệng. Song, Hydroxychloroquine hoàn toàn có thể gây tác dụng phụ khó chịu ở dạ dày hay tổn thương võng mạc.

Corticosteroid: Cụ thể là prednisone, các thuốc ức chế miễn dịch như mycophenolate và methotrexate sẽ được đưa vào ứng dụng với mục đích kiểm soát tình trạng viêm. Đồng thời, ngăn ngừa các bệnh lupus tái phát.

Kháng thể đơn dòng: Chi tiết như belimumab (Benlysta), rituximab (Rituxan) được sử dụng nhằm giảm tế bào bạch cầu tạo ra các tự kháng thể và giúp giảm triệu chứng bệnh.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc dùng thuốc thì thay đổi thói quen sinh hoạt cũng sẽ là một phương án hiệu quả để kiểm soát bệnh tốt hơn. Tốt nhất không nên hút thuốc sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề về lupus. Đồng thời, hạn chế bia rượu để không ảnh hưởng đến chức năng gan. Kết hợp đi lại, tập thể dục giúp cho xương khớp được dẻo dai và đặc biệt giữ tinh thần thoải mái nhằm ngăn ngừa tỷ lệ bùng phát bệnh.

Một số câu hỏi về bệnh lupus ban đỏ

Không ít người từng thắc mắc về căn bệnh lupus ban đỏ với rất nhiều câu hỏi. Dưới đây là một số vấn đề liên quan và câu trả lời từ chuyên gia.

Phòng ngừa lupus ban đỏ như thế nào?

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Do đó, việc ngăn ngừa được loại bệnh này cũng là rất khó. Đối với một số người nguy cơ mắc bệnh cần hết sức lưu ý khi có các biểu hiện mệt mỏi, phát ban trên da, đau bụng hay đau khớp, chóng mặt.

Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu là gì?

Giai đoạn đầu của bệnh là hiện tượng phát ban trên da mặt như hình cánh bướm. Đồng thời xuất hiện tình trạng mệt mỏi, rụng tóc cũng như các vấn đề về phổi hay thận…

Bệnh lupus ban đỏ có ngứa không?

Không giống như các bệnh lý ngoài da khác, lupus ban đỏ không gây ngứa cho bệnh nhân. Hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ không đáng kể nên việc gây ngứa là hầu hết không xuất hiện.

Lupus ban đỏ rõ ràng là một căn bệnh không chỉ khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Đồng thời, còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần phải chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời khi mắc phải. Hãy ghé thăm phòng phám ICCARE Chiropractic để nhận tư vấn khám miễn phí và cập nhật thông tin sức khỏe mới nhất nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call