iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Xương bánh chè: Vị trí, chức năng, các chấn thương thường gặp

Nói đến xương bánh chè, chắc chắn nhiều người chưa thể xác định được nó nằm ở vị trí nào. Trên thực tế, đây là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong khi di chuyển. Việc tìm hiểu chi tiết sẽ giúp mọi người nhận ra vai trò to lớn của nó.

Thông tin chung về xương bánh chè 

Để hiểu hơn về xương bánh chè, mọi người cần phải nắm được vị trí và cấu trúc chi tiết của bộ phận này.

Vị trí của xương bánh chè

Xương bánh chè được biết với hình hài tâm giác hơi tròn, nằm ở phía trước đầu dưới xương đùi giống như là cái mũ bảo vệ khớp gối. Bởi nằm sát da, nên xương bánh chè cũng rất dễ bị chấn thương trong sinh hoạt thể thao, tai nạn…. Mỗi người có thể dễ dàng sờ thấy xương bánh chè khi duỗi thẳng chân.

Xương bánh chè nằm ở trước đầu gối
Xương bánh chè nằm ở trước đầu gối

Cấu trúc xương bánh chè

Ban đầu ở tuổi sơ sinh thì xương bánh chè có cấu trúc sụn, sau đó thành xương ở khoảng từ 3-4 tuổi. Xương này phát triển thành bọc, bên ngoài chức xương đặc, bên trong lại là xương xốp. Xương bánh chè sẽ bao gồm: 2 mặt, 2 bờ cũng như 1 đỉnh ở dưới và 1 nền ở trên.

Hai mặt xương

Mặt trước: Có hình thù xù xì, hơi lồi và có khía rãnh cho gân cơ tứ đầu đùi bám vào. Trường hợp xương bánh chè bị mất thì cơ tứ đầu đùi sẽ mất điểm tựa vững chắc, dẫn đến việc hành động duỗi gối sẽ bị yếu đi.

Mặt sau: Mặt sau hay còn được gọi là mặt khớp có diện khớp chiếm đến 4/5 diện tích mặt sau, khớp với diện bánh chè xương đùi. Trong đó, bề mặt khớp ở người trưởng thành sẽ là 12cm2 được bao phủ bởi sụn. Vì phải chịu áp lực lớn mỗi khi gập gối, do đó sụn khớp xương chính là nơi dày nhất trong các sụn của cơ thể tối đa khoảng 6mm ở trung tâm tuổi 30. 

Bờ xương

Bờ xương được chia làm hai loại là bờ xương trong và bờ xương ngoài. Đây là nơi bám của các thành phần gân cơ tứ đầu đùi cũng như các sợi lưới bên trong lẫn ngoài xương bánh chè tương ứng.

Nền

Đây được xem bộ phận giúp cho gân cơ tứ đầu đùi có thể bám vào.

Đỉnh

Đây là bộ phận nằm ở dưới, có dây chằng bánh chè bám. Đối với những trường hợp đặc biệt, rất có thể xuất hiện biến thể của xương bánh chè. Ví dụ như xương bánh chè đôi hay xương bị khiếm khuyết một mảnh. Trong đó, xương bánh chè đôi xảy ra ở nam giới là chủ yếu và được chia làm 3 loại. Song, nên chẩn đoán và phân biệt với các trường hợp gãy xương khác.

>>> Xem thêm: Xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chức năng xương bánh chè là gì?

Ngoài việc được hình như dung như một lá chắn đối bảo vệ đầu gối thì xương bánh chè còn có các chức năng khác như.

Tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi

Mỗi khi vận động hay di chuyển thì cơ tứ đầu đùi cũng sẽ hoạt động. Trong đó, xương bánh chè hoạt động như hệ thống ròng rọc, khuếch đại lực từ cơ tứ đầu đùi. Qua đó, tăng cường sức kéo của xương đùi, giúp đầu gối uốn cong. Cơ chế hoạt động này vừa giúp uyển chuyển và mượt mà cũng như tăng sức mạnh của cơ tứ đầu lên 33-50%.

Làm chủ cân bằng, hỗ trợ

Xương bánh chè đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng đầu gối của mỗi người. Khéo léo điều chỉnh chiều dài, hướng cũng như là lực trong cấu tạo của xương đùi, cơ tứ đầu đùi lẫn cả gân bánh chè. 

Trường hợp đầu gối uốn cong và duỗi ra thì đồng nghĩa vị trí xương bánh chè cũng thay đổi, kéo theo động lực cơ học khớp gối cũng sẽ thay đổi. Điều này cho thấy khớp gối của bạn hoạt động trơn tru, duy trì sự ổn định cả linh hoạt.

Chống ma sát, chấn thương

Xương bánh chè có vai trò như tấm bảo vệ xương đùi và cơ tứ đầu đùi. Nó như một tấm đệm bảo vệ gối khỏi ma sát lẫn các chấn thương tiềm ẩn. Ngoài ra, xương bánh chè cũng đóng vai trò như lớp đệm để giảm áp lực đến ống chân, hạn chế nguy cơ gãy xương. Hay nói cách khác, xương bánh chè đóng vai trò như người bảo vệ thầm lặng, làm việc chăm chỉ để bảo vệ sức khỏe đầu gối.

Các vấn đề thường gặp ở xương bánh chè

Xương bánh chè có vai trò quan trọng cho sự linh hoạt cho các hoạt động của chi dưới. Song, cũng rất dễ gặp phải các chấn thương.

Rách gân bánh chè

Gân bánh chè được xem là đầu nối giữa xương bánh chè và xương ống chân có nhiệm vụ trong việc duỗi chi dưới. Việc đi lại, chạy nhảy chính là sự kết hợp cơ tứ đầu, gân và cơ. Một khi sự cân bằng đã bị phá vỡ thì tình trạng rách gân bánh chè sẽ xảy ra. Chấn thương này đa phần gặp ở người trẻ, tiếp xúc đất không an toàn trong tình trạng duỗi thẳng chân. Biểu hiện là xuất hiện âm thanh tiếng bật hay giật và bất động sau khi chấn thương.

Trật khớp xương bánh chè

Được xem là tình trạng có phần phức tạp hơn so với rách gân. Nó xuất hiện khi xương bánh chè lệch hết khỏi rãnh xương đùi, vừa đau đớn lại biến dạng cả đầu gối. Một khi đau và sưng tấy ngày càng lên cao thì đồng nghĩa với việc chức năng đầu gối càng bị tổn thương. Điều cần làm là can thiệp cho xương bánh chè đúng với vị trí, sau đó nghỉ ngơi, chườm lạnh và nâng cao chân giảm sưng, đau.

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè có đặc trưng rất phổ biến và đau sưng đầu gối khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số người nguy cơ mắc như vận động viên bóng rổ hay bóng chuyền. Việc dùng các biện pháp như nghỉ ngơi, dùng thuốc không kê đơn chỉ có tác dụng ban đầu. Về lâu dài cần được thăm khám điều trị chuyên sâu hơn như vật lý trị liệu.

Viêm gân bánh chè khiến người bệnh đau và sưng đầu gối
Viêm gân bánh chè khiến người bệnh đau và sưng đầu gối

Viêm bánh chè không ổn định

Thông thường, xương bánh chè sẽ trượt trơn tru theo rãnh xương đùi mỗi khi đầu gối gập lại. Trong một số trường hợp thì cơ chế hoạt động sẽ bị gián đoạn dẫn đến mất ổn định của xương bánh chè.

Xương bánh chè sẽ không còn giữ được sự ổn định khi bị kéo ra khỏi vị trí thẳng hàng tự nhiên. Khó chịu mỗi lần hoạt động hay đau bên xương bánh chè chính là triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Tùy vào từng tình trạng sẽ có cách điều trị cụ thể như vật lý trị liệu tăng cường các cơ xung quanh hoặc nẹp để giảm triệu chứng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương án phẫu thuật để giải phóng áp lực đến tái tạo dây chằng hoặc sắp xếp lại xương.  

Gãy xương bánh chè

Đây là một chấn thương nghiêm trọng khiến cho bánh chè bị va đập lực mạnh trực tiếp. Một số các hiện tượng đi kèm như trầy da, bầm tím thậm chí là gãy xương hở nhô ra khỏi bề mặt da. Ngoài ra, gãy xương rất có thể sẽ xuất hiện mỗi khi cơ tứ đầu đùi co bóp mạnh và đầu gối duỗi ra khiến xương bánh chè bị gãy.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý như xương yếu, loãng xương hay nhiễm trùng xương và khối u cũng có thể khiến gãy xương bánh chè. Triệu chứng cụ thể là đau dai dẳng, sưng tấy và mất khả năng vận động chân. Tình trạng gãy xương bánh chè cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách tăng cường sức khỏe xương bánh chè

Tăng cường sức mạnh xương bánh chè để giúp cho sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất, phòng ngừa các chấn thương ngoài ý muốn. Dưới đây là các biện pháp cần thực hiện.

Giữ trọng lượng cơ thể phù hợp

Đầu gối là nơi chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Một người béo phì rõ ràng sẽ gây ra nhiều áp lực cho đầu gối hơn người bình thường. Do đó, cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp nhất.

Khởi động, tăng cường độ tập luyện dần dần

Mỗi khi thực hiện tập luyện cần phải có thời gian khởi động kỹ càng để làm nóng xương khớp. Đồng thời, giúp cơ thể thích nghi dần với các động tác mỗi khi tập luyện, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt. Đặc biệt, tăng cường độ vận động từ từ cho dù bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm tập luyện. Mục đích là để giúp cơ thể không bị bất ngờ, quá sức với các động tác khó.

Khởi động kỹ càng để giảm chấn thương xương bánh chè
Khởi động kỹ càng để giảm chấn thương xương bánh chè

Sử dụng giày dép phù hợp

Giày dép có tác động không nhỏ đến xương bánh chè mỗi khi di chuyển. Nên lựa giày dép phù hợp cho đi làm, tập thể dục, đi chơi… Đồng thời kích cỡ vừa khép, không quá chật hay cũng không quá lỏng để tránh chấn thương.

Tăng cường cơ bắp chân

Cơ bắp chân chắc khỏe cũng phần nào giúp ích nhiều cho xương bánh chè. Nên sử dụng các bài tập thường xuyên tập trung vào các cơ xung quanh khớp gối. Đi bộ, leo cầu thang hay đạp xe giúp tăng cường cơ bắp, ổn định sức khỏe và tăng khả năng phục hồi của đầu gối.

Xương bánh chè là một bộ phận quan trọng trong việc di chuyển, vận động đối với bất cứ ai. Qua bài viết này phòng khám xướng khớp quốc tế ICCARE chắc chắn sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các chấn thương thường gặp nhằm tránh xa để bảo vệ sức khỏe.

>>> Xem thêm: Loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call