Tay bị đau nhức ở bên trong xương không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, sinh hoạt đảo lộn mà còn cảnh báo các vấn đề khác nhau. Tay bị đau nhức trong xương phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi mắc phải. Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc chi tiết và chính xác nhất.
Tay bị đau nhức trong xương là như thế nào?
Tay bị đau nhức trong xương là hiện tượng không phải quá hiếm, thường xảy ra ở ống cổ tay, vai và gáy. Triệu chứng nhức diễn ra trong xương và thậm chí là lan ra ở các vùng xung quanh khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Một số các đối tượng nguy cơ gặp phải vấn đề này như người lao động nặng, ít vận động hay mắc bệnh xương khớp.
Tay bị đau nhức trong xương thường sẽ xuất hiện vào cuối ngày hoặc thời điểm sáng sớm sau khi mới thức dậy. Từ đó, gây mệt mỏi và khiến người bệnh bị thiếu sức sống. Nếu như không được can thiệp kịp thời còn có thể khiến cho người bệnh đối mặt với nguy cơ mãn tính, chán ăn, uể oải…
Nguyên nhân đau nhức xương cánh tay
Trước khi muốn trả lời được câu hỏi tay bị đau nhức trong xương phải làm sao thì cần phải xác định rõ nguyên nhân là từ đâu?
Tim mạch
Tay bị đau do tim mạch sẽ kèm theo các triệu chứng như: Tức ngực, khó thở và chóng mặt… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi vì lượng máu cũng như oxy cung cấp đến cơ vai, cánh tay bị suy giảm.
Dây thần kinh bị chèn ép
Khi các dây thần kinh xung quanh xương và cơ, gân của tay bị chèn ép sẽ gây nên cảm giác đau nhức ở bên trong xương. Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với các dấu hiệu như tê bì, ngứa ran khắp cánh tay.
Chấn thương
Đau nhức trong xương tay cũng có thể là do chấn thương gây ra. Cụ thể, tình trạng gãy xương đòn phổ biến ở trẻ em, bong gân hay căng cơ quá mức cũng hay các chấn thương va đập mạnh trực tiếp vào tay.
>>> Xem thêm: Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi do đâu, có nguy hiểm không?
Suy yếu hệ thống miễn dịch
Đối với một số các trường hợp rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ hay viêm khớp dạng thấp… sẽ khiến cho hệ miễn dịch cơ thể bị nhầm lẫn, từ đó tấn công nhầm các mô cơ rồi gây đau nhức cánh tay, đau cổ tay hay khuỷu tay.
Nguyên nhân khác
Một số các nguyên nhân khác cũng có thể khiến bàn tay bị đau nhức trong xương như viêm bao hoạt dịch khớp, viêm gân hay đau cơ xơ…. cùng nhiều các lý do khác nữa.
Tay bị đau nhức trong xương khi nào nên đi khám
Bên cạnh câu hỏi tay bị đau nhức trong xương phải làm sao thì cũng có rất nhiều người không khỏi thắc mắc khi nào nên đi khám. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây thì tốt hơn hết cần thăm khám sớm nhất có thể.
Đau nhức cánh tay, vai và lưng mỗi khi cố gắng vận động, đồng thời giảm khi được nghỉ ngơi. Rất có thể, đây là dấu hiệu cho cơn đau thắt ngực.
Cánh tay bị chấn thương đột ngột, đặc biệt có tiếng kêu trong xương.
Đau và sưng cánh tay dữ dội.
Vận động, cử động gặp nhiều khó khăn.
Đau đột ngột kèm theo tức ngực.
Xương biến dạng, đầu xương bị nhô ra ở cánh tay.
Tay bị đau nhức trong xương phải làm sao?
Tay bị đau nhức trong xương phải làm sao, đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số các phương án khắc phục, cần thiết khi mắc phải tình trạng này.
Nghỉ ngơi
Khi cảm thấy tay đau ở trong xương dù ở mức độ nào đi nữa thì cũng nên dừng mọi hành động. Thay vào đó là có thời gian nghỉ ngơi hoặc khắc phục bằng nhiều các phương án tiếp theo.
Chườm lạnh
Trường hợp người bệnh bị sưng và đau nhức hoàn toàn có thể sử dụng phương án chườm lạnh để giảm đau. Lấy đá vào cho vào khăn sạch hoặc túi chườm chuyên dụng và thực hiện chườm xung quanh khu vực tổn thương.
Dùng nẹp
Dùng nẹp cũng là một cách để khắc phục tạm thời tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Đồng thời, hạn chế các cử động để vết thương nhanh phục hồi hơn. Ngoài ra, cũng có thể nâng cánh tay lên cao hơn tim để hạn chế tình trạng sưng.
Thăm khám
Trường hợp chấn thương nặng hoặc tay không thuyên giảm các triệu chứng, thậm chí là còn trầm trọng hơn cần thăm khám càng sớm càng tốt.
Nếu như tham khảo xong bài viết này, chắc chắn mọi người sẽ không cần thắc mắc tình trạng tay bị đau nhức trong xương phải làm sao nữa. Qua đó, giúp cho tình trạng được cải thiện và tránh biến chứng nặng hơn. Ngoài ra, còn có thể nhận định được nguyên nhân là do đâu mà ra để có cách điều trị hợp lý.
>>> Xem thêm: Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, điều trị thế nào?