Khô khớp gối là bệnh lý diễn ra ở bất cứ độ tuổi nào và không đe dọa đến tính mạng con người. Dù vậy, nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng khá nặng nề. Ngoài ra, còn khiến cho người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống.
khô khớp gối là gì?
Bệnh khô khớp gối được hiểu là tình trạng mà khớp không tiết ra dịch bôi trơn hoặc lượng dịch tiết ra quá ít khiến cho vận động thường phát ra tiếng kêu lạo xạo. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng khôn lường.
Thông thường khô khớp gối sẽ diễn ra ở người trung niên, đặc biệt là ngoài 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện đang có hiện tượng trẻ hóa khá nhiều ở nhóm văn phòng, làm việc nặng nhọc, thừa cân hoặc béo phì. Bên cạnh đó, người từng bị tổn thương sụn khớp hay dùng chất kích thích với tần suất liên tục cũng nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Triệu chứng của khô khớp gối
Bên cạnh có tiếng lạo xạo mỗi khi vận động thì bệnh lý này còn có các triệu chứng như sau:
Người bệnh cảm thấy đau nhẹ mỗi khi thực hiện các động tác như: Co, duỗi, gập hay xoắn… Đặc biệt, cơn đau này sẽ trở nên dữ dội hơn khi ngồi xổm khiến cho áp lực đè lên khớp gối.
Cơn đau có thể tự khỏi nhưng cũng tái phát lại, thậm chí là xuất hiện với tần suất liên tục. Theo thời gian, mức độ đau sẽ dần tăng lên và khiến vùng khớp sưng, nóng.
Khi bệnh đã ở một tình trạng nặng thì tiếng lộp cộng hay lạo xạo ngày càng nghe rõ hơn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do độ nhờn trong khớp bị hao hụt rồi bào mòn sụn và dẫn đến thoái hóa khớp gối.
>>> Xem thêm: Gai khớp gối: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Nguyên nhân khô khớp gối
Ở mỗi độ tuổi thì nguyên nhân xuất hiện bệnh lý này lại có sự khác biệt. Dưới đây là một số lý do điển hình dẫn tới việc khô khớp gối.
Nguyên nhân ở người cao tuổi
Tổn thương sụn và xương dưới sụn: Sụn và xương dưới sụn sẽ bị mòn rồi mất đi độ đàn hồi do chấn thương khi tập thể dục, viêm khớp hay thoái hóa khớp. Khi này các hoạt động ở vùng khớp không được trơn tru, dịch tiết giảm đi rồi dẫn tới khô khớp, đầu xương cọ xát gây đau nhức. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất diễn ra ở người cao tuổi.
Giảm tiết dịch khớp: Thoái hóa tự nhiên khiến cho xương khớp gặp vấn đề, trong đó bao gồm cả suy giảm tiết dịch khớp. Lượng dịch tiết ra không đủ để bôi trơn dễ dẫn tới tình trạng hai đầu xương cọ xát tăng lên mỗi khi vận động.
Nguyên nhân ở người trẻ tuổi
Sai tư thế: Thường xuyên ngồi xổm hay phải vận động quá nhiều, đặc biệt là mang, vác không đúng tư thế khiến cho khớp gối vốn đã không khỏe còn chịu áp lực nhiều hơn. Từ đó, dẫn tới tình trạng khô khớp.
Thừa cân, béo phì: Đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình trạng khô khớp ở người trẻ xuất hiện. Theo nhiều nghiên cứu, mỗi một người tăng 1kg thì áp lực mà khớp gối phải chịu gấp 3 lần số kg tăng đó. Vì vậy, thừa cân và béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của khớp gối.
Ít vận động: Nếu sức mạnh được tăng lên sẽ có thể giảm tới 30% nguy cơ thoái hóa khớp. Ngược lại, một khi khớp không được vận động dần dẫn tới yếu cơ, lỏng lẻo và hệ thống gân, dây chằng, sụn dễ tổn thương hơn.
Mang giày cao gót: Thường xuyên phải đi giày cao gót cũng sẽ khiến cho khớp gối bị áp lực rất lớn. Từ đó, tăng nguy cơ thoái hóa cũng như và khô khớp.
Biến chứng khô khớp gối
Khô khớp gối nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra khá nhiều các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên là việc khớp bị tổn thương nặng, biến dạng xương và làm cho dáng đi thay đổi, mất thăng bằng…. Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu mệt mỏi, mất cảm giác và teo cơ quanh khớp lẫn mất khả năng vận động.
Cách điều trị khô khớp gối
Hiện nay, có khá nhiều cách chữa khô khớp gối để giúp cho người bệnh có thể ngăn ngừa cơn đau và giảm nguy cơ biến chứng. Tùy vào từng tình trạng mỗi người sẽ áp dụng các phương án khác nhau.
Tập thể dục
Rất nhiều các thắc mắc như khô khớp gối nên tập thể dục hay không? Người bệnh có hoàn toàn có thể tập để tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng xương khớp. Tuy nhiên, cần làm theo tư vấn của bác sĩ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Dùng thuốc giảm đau
Khô khớp gối nên uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân, trong đó chủ yếu là thuốc giảm đau và tăng tiết dịch nhờ. Tuy nhiên, khi sử dụng phải được chỉ định từ bác sĩ, không nên tự ý dùng rất dễ dẫn tới các tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì để an toàn và hiệu quả
Tiêm chất nhờn Hyaluronic Acid
Khô khớp gối và cách điều trị bằng tiêm Hyaluronic Acid có tác dụng làm giảm khô, hạn chế ma sát các đầu xương. Từ đó, giúp cho khớp trơn tru, giảm đau rõ rệt. Dù vậy thì loại chất nhờn này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và cần tiêm lại nhiều lần. Lưu ý, để an toàn và hiệu quả nhất thì nên thực hiện từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp có nhiều kinh nghiệm tránh sai sót dẫn tới nhiễm trùng, teo cơ.
Phẫu thuật
Với các trường hợp bệnh lý nặng như thoái hóa khớp, hao hụt sụn và xương tới mức không thể phục hồi thì phẫu thuật sẽ được áp dụng. Phương pháp này được sử dụng với mục đích là nắn chỉnh hoặc ghép sụn giả để khôi phục chức năng khớp.
Khô khớp gối nên ăn và kiêng gì?
Đi đôi với các phương án điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết cho những người khô khớp gối. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên mà bất cứ ai đang mắc bệnh lý này cần biết.
Nên ăn
Ưu tiên sử dụng các loại cá biển có chứa Omega-3 nhằm làm giảm đau, chống viêm và hạn chế khô khớp rất hiệu quả. Tốt hơn hết là nên bổ sung 3 bữa trong một tuần để cải thiện sức khỏe. Một số loại cá phổ biến như cá hồi, cá trích và cá mòi, cá ngừ…
Thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi chắc chắn là thực đơn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người có vấn đề về xương khớp. Canxi giúp xương chắc khỏe, tăng cường sức mạnh và dẻo dai hơn.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có chất oxy hóa có tác dụng chống viêm, đồng thời tăng cường tổng hợp protein trong mô xương và khớp. Do đó, những người thiếu dịch khớp nên bổ sung vitamin C đều đặn.
Rau xanh, trái cây
Trong rau xanh, có rất nhiều khoáng chất cũng như vitamin giúp tăng sinh tế bào xương và chống oxy hóa hay tăng tiết dịch bôi trơn các khớp… Nên tăng cường các loại rau xanh lá như cải, súp lơ, rau ngót, các loại họ đậu và cam, quýt….
Không nên ăn
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm cần thiết thì người bệnh cũng sẽ phải hạn chế hay tốt hơn hết là không nên ăn các loại đồ như: Thực phẩm có nhiều đường, ngọt, đồ muối chua, nội tạng động vật, chiên, rán, rượu và bia hay thuốc lá.
Khô khớp gối có thể xảy ra ở bất cứ ai, không nên chủ quan, nhất là đối với những hiện tượng bất thường về khớp. Vì vậy, cần nắm bắt dấu hiệu để có phương án điều trị hợp lý. Hãy ghé thăm website phòng khám xương khớp ICCARE để cập nhật thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết