iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Trượt đốt sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trượt đốt sống không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Việc phát hiện các dấu hiệu dù là ở giai đoạn đầu sẽ rất tốt trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng. 

Tổng quan về trượt đốt sống 

Tìm hiểu chi tiết về tình trạng đốt sống bị trượt là gì và bao gồm các phân độ nào?

Trượt đốt sống là gì?

Trượt đốt sống hay lệch đốt sống thắt lưng được hiểu là tình trạng đốt sống bên trên bị trượt xuống phía trước hay sau của đốt sống bên dưới. Hiện tượng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, đi lại khó khăn và lan ra cả hai chân.

Theo thống kê, có từ 4-6% người trưởng thành mắc phải trượt đốt sống lưng L4 L5. Thậm chí, nhiều trường hợp có bệnh và sống chung nhiều năm nhưng vẫn không phát hiện do không có dấu hiệu. Bên cạnh đó, đốt sống bị trượt vì thoái hóa thường sẽ xuất hiện ở người trên 60 tuổi, phổ biến ở nữ hơn là nam.

Trượt đốt sống do thoái hóa ở nữ cao hơn là nam giới
Trượt đốt sống do thoái hóa ở nữ cao hơn là nam giới

Mức độ trượt đốt sống

Đốt sống bị trượt sẽ được chia làm 5 cấp độ xác định dựa vào tỷ lệ của phim chụp X quang quy ước với tư thế nghiêng. Tình trạng này sẽ được tính bằng khoảng cách trượt so với độ rộng của thân đốt sống như sau:

Độ 1: Trượt 0% – 25% của thân đốt sống.

Độ 2: Trượt 25% – 50% của thân đốt sống.

Độ 3: Trượt 50% – 75% của thân đốt sống.

Độ 4: Trượt 75% – 100% của  thân đốt sống.

Độ 5: Trượt đốt sống 100% được hiểu là đốt sống trên đã trượt khỏi bề mặt thân đốt sống.

Dấu hiệu trượt đốt sống

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể thì trượt đốt sống sẽ biểu hiện các dấu hiệu khác nhau.

Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn này, dấu hiệu đôi khi chưa thật sự rõ ràng nhưng vẫn sẽ có các biểu hiện như: Đau lưng khi đi nhiều hay đứng lâu và cúi xuống. Cơn đau có thể lan rộng xuống mông, đùi cũng như cẳng chân, bàn chân. Thậm chí là kèm theo các hiện tượng tê, đau hơn khi hắt xì hay ho. 

Khi phải hoạt động nhiều như đi lại, đứng sẽ làm cho tình trạng đau nặng hơn. Song, có thể giảm hoặc ngừng hăn khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng sẽ cảm thấy rất có khăn. Đồng thời, cảm nhận được đốt sống bị trượt khi cúi người, hay ngửa ra. 

Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy sự khó chịu khiến sáng đi và tư thế bị thay đổi, hơi khom lưng về phía trước kèm co cứng thắt lưng và mặt trong của đùi. Đau cột sống thắt lưng mãn tính sẽ xuất hiện theo cơn, cơn đau dần tăng lên theo thời gian. Nếu như sử dụng đai lưng, triệu chứng giảm sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu cong vẹo cột sống và thực hiện hành động ưỡn sẽ khiến mức độ đau tăng lên. Đồng thời, phải chịu các cơn đau cách hồi, tê bì, căng đau ở hai chân mỗi lần đi bộ. Triệu chứng này không xuất hiện khi đi xe đạp và rất quan trọng để phân biệt với dấu hiệu thoát bị đĩa đệm.

>>> Xem thêm: Xẹp đốt sống là gì? Xẹp đốt sống có chữa được không?

Nguyên nhân trượt đốt sống

Thông thường, trượt đốt sống sẽ xảy ra ở vị trí L4-L5, L3-L4 và L5-S1 với do 5 lý do phổ biến như sau. 

Trượt đốt sống bẩm sinh

Được hiểu là tình trạng cột sống của thai nhi ngay từ khi sinh ra đã không được như bình thường. Các đốt sống bị lệch, theo thời gian sẽ khiến cho hiện tượng trượt đốt sống diễn ra. 

Trượt đốt sống do khuyết eo

Khiếm khuyết ở eo (gai đốt sống) là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đốt sống bị trượt và thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, những người là vận động viên bị chấn thương nhẹ. Lý do là bởi sự suy yếu của các thành phần cột sống sau khi bị khiếm khuyết bẩm sinh mỏm gai. Hầu hết, ở người trẻ khiếm khuyết xảy chính là hệ quả của vận động quá mức, gãy xương do áp lực lên L5.

Trượt đốt sống do thoái hóa

Trượt đốt sống do thoái hóa xuất hiện đồng thời với viêm xương khớp, thường xảy ra với những người trên 60 tuổi và mắc viêm xương khớp. Theo thống kê, đốt sống bị trượt do thoái hoá cao gấp 6 lần so với nam. Cùng với khuyết eo thì thoái hóa chính là 2 lý do hàng đầu dẫn tới việc đốt sống bị trượt.

Trượt đốt sống do chấn thương

Các chấn thương trong lao động nặng nhọc, tai nạn xe cộ, té ngã khiến cho cột sống bị va đập nặng. Từ đó, gây ra trật khớp hay gãy xương đều có thể để lại hệ quả là đốt sống bị trượt khỏi thân cột sống.

Chấn thương có thể dẫn tới trượt đốt sống
Chấn thương có thể dẫn tới trượt đốt sống

Trượt đốt sống do bệnh lý

Các bệnh lý khác như nhiễm trùng, ung thư hay một loạt các bất thường về xương đều có thể dẫn tới việc xô lệch đốt sống. 

Biến chứng trượt đốt sống

Trượt đốt sống không đe dọa đến tính mạng nhưng vẫn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hội chứng chùm đuôi ngựa khiến cho người bệnh đối mặt với việc rễ đám rối thần kinh của đuôi ngựa bị chèn  ép gây mất chức năng vận động, ảnh hưởng đến hai chân, đại tràng và cả trực tràng. Nếu như ở tình trạng nặng hơn, người bệnh còn không thể kiểm soát đại, tiểu tiện, tê liệt hai chân vĩnh viễn.

Chẩn đoán trượt đốt sống

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng đốt sống bị trượt, bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra sau đây:

Chụp X quang với hàng loạt tư thế như đứng thẳng, nghiêng, cúi tối đa và cả ưỡn tối đa. Đối với một số các bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). Phương pháp này giúp cho bác sĩ chẩn đoán được vị trí cũng như là mức độ trượt của đốt sống là bao nhiêu.

Chụp cắt lớp vi tính CT Scan được áp dụng với mục đích là đánh giá về cấu trúc xương và xác định vị trí lẫn mức độ trượt. Đồng thời, tìm ra những thương tổn của eo, mấu khớp hay hẹp ống sống…

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những phương pháp hiện đại để đánh giá tổn thương ở mô mềm hay tình trạng chèn ép thần kinh. Thông qua đây, có thể xác định được lý do gây chèn ép thần kinh bởi đĩa đệm thoát vị hay dây chằng dày hoặc các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép…

Cách điều trị trượt đốt sống

Có hai cách điều trị tình trạng đốt sống bị trượt phổ biến là nội khoa và phẫu thuật. Việc áp dụng phương án nào còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán.

Điều trị nội khoa

Đối với những bệnh nhân đang trong độ tuổi thiếu niên có thể nghỉ ngơi kết hợp dùng áo cố định ngoài cũng như hạn chế các hoạt động để giảm triệu chứng. Trong khi đó, đối tượng trưởng thành sẽ thực hiện phương án điều trị bảo tồn như:

Cố định bên ngoài, vận động theo hướng dẫn và cần nghỉ ngơi khi đau cấp. Ngoài ra, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau hay tập các bài tăng cường sức cơ. Tuy nhiên, cần sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Đốt sống bị trượt ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng điều trị nội khoa
Đốt sống bị trượt ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng điều trị nội khoa

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được tính đến và áp dụng đối với các trường hợp như sau:

Những trường hợp áp dụng điều trị bảo tồn từ tối thiểu 6 tuần. Nếu như 6-12 tháng vẫn không mang lại hiệu quả thậm chí là ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt sẽ cần áp dụng phương án phẫu thuật để khắc phục tình trạng trượt đốt sống.

Người bệnh phải chịu các cơn đau nhiều kể cả là khi nghỉ ngơi. Tình trạng nặng xuất hiện biến chứng như liệt vận động ở chân, teo cơ hay rối tiểu tiện. Ngoài ra, cũng cần phẫu thuật nếu như bệnh tiến triển nặng bởi khuyết eo đốt sống diễn ra ở trẻ nhỏ.

Phẫu thuật được đưa vào áp dụng cho trượt đốt sống lưng với hai mục đích là giải phóng sự chèn ép dây thần kinh cũng như vững cột sống. Trong đó, để tạo nên thành công trong các ca mổ sẽ cần có 3 yếu tố: Giải ép thần kinh tốt và cố định cột sống, xương liền tốt sau khi phẫu thuật.

>>> Xem thêm: TOP bài tập thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không nên bỏ qua

Phòng ngừa trượt đốt sống

Để ngăn ngừa tình trạng trượt đốt sống lưng tốt nhất thì mỗi người vẫn cần phải lưu ý vào sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày.

Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức mạnh cho cơ, xương, khớp. Tuy nhiên, mỗi khi bắt đầu cần phải khởi động kỹ càng để tránh các chấn thương đáng tiếc. Đồng thời, tập luyện phù hợp, không quá mức hay cố gắng thực hiện động tác khó.

Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi, magie… để mang lại sức khỏe cho xương khớp. Ngoài ra, hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích để duy trì sức khỏe và cân nặng phù hợp nhất.

Trượt đốt sống lưng là tình trạng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống, thậm chí là biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời. Hết sức lưu ý khi xuất hiện một số dấu hiệu. Qua đó, Hãy ghé thăm phòng khám xương khớp sớm để có phương án điều trị hiệu quả.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call