Nhức mỏi chân về đêm là một hiện tượng phổ biến có thể là bởi làm việc quá sức, căng cơ… Nhưng không nên chủ quan, nhất là khi mà tần suất diễn ra ngày càng nhiều. Cần phải nắm rõ nguyên nhân gây nên, từ đó có biện pháp khắc phục sớm để bảo đảm sức khỏe và cuộc sống.
Biểu hiện của nhức mỏi chân về đêm
Nhức mỏi chân về đêm được hiểu là tình trạng mà cơ bắp hay vùng mô mềm ở chân bị tê mỏi do dây chằng, gân xung quanh khu vực cơ bị rối loạn chức năng. Từ đó, khiến cho dây thần kinh cũng bị tổn thương và dẫn tới hiện tượng tê, nhức thậm chí là đau buốt.
Nhức mỏi chân về đêm thường sẽ diễn ra vào thời điểm cuối ngày, đêm hay rạng sáng khi nồng độ Cortisol (hormone trong cơ thể có vai trò giảm đau) đã giảm mạnh. Những người cao tuổi, ít vận động hay mắc bệnh xương khớp rất dễ gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân nhức mỏi chân về đêm
Nhức xương chân vào ban đêm hay khu vực bắp chân có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau đến từ tác động bên ngoài lẫn bệnh lý.
Thay đổi thời tiết
Theo một vài nghiên cứu thì các cơn đau nhức chân tay có xu hướng diễn ra vào mùa hè nhiều hơn. Nguyên nhân là vì vitamin D thường sẽ có trong ánh nắng mặt trời cao hơn. Từ đó, khiến cho hệ thống thần kinh bị kích thích và hoạt động mạnh hơn. Nếu như vitamin D đã đạt đến thì cơ thể sẽ diễn ra quá trình điều hòa tự nhiên rồi gây đau nhức chân tay.
Mang thai
Khi mang thai, nhất là thai nhi lớn sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh khu vực của chi dưới. Từ đó, gây nên tình trạng tê mỏi chân, đau nhức trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, phụ nữ có bầu còn xuất hiện tình trạng máu kém lưu thông xuống vùng dưới và khiến cho bà bầu tê bì chân.
Thiếu nước
Cơ thể thiếu nước kèm theo các chất điện giải như Natri, Kali, Canxi… cũng sẽ giảm. Từ đó, dẫn tới mất cân bằng các chất điện giải trong máu rồi rối loạn cung cấp canxi cho xương. Do đó, việc thiếu nước chính là một nguyên nhân khiến cho tình trạng nhức mỏi chân về đêm.
Tập luyện và làm việc quá sức
Tập luyện rất tốt cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Song, nếu như luyện tập hay làm việc quá sức sẽ khiến cho cơ bị căng và gây đau nhức chân tay, nhất là vào thời điểm cuối ngày.
Thiếu chất dinh dưỡng
Điện giải và nguyên tố vi lượng được hình thành từ 2 nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, ngoại sinh chủ yếu xuất phát từ thực phẩm ăn uống hằng ngày. Vì vậy, việc chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng đồng nghĩa với tình trạng nguyên tố vi lượng lẫn chất điện giải bị rối loạn gây ra các cơn đau nhức chân tay.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh các lý do trên thì nhức mỏi chân về đêm còn cảnh báo một số các bệnh lý khác như:
Bệnh cơ xương khớp: Cụ thể là bệnh lý Crepitus (dấu hiệu thường gặp là tiếng rắc rắc do nứt ở đầu xương) hay viêm khớp dạng thấp – Loại bệnh tự miễn gây đau, sưng khớp. Thậm chí, khi tiến triển nặng hơn là biến dạng khớp tại khu vực bàn ngón chân.
Bệnh lý mạch máu: Các bệnh lý như huyết khối tĩnh mạch sâu hay suy giãn tĩnh mạch chân hoặc viêm mô tế bào và cả nhiễm trùng… Trong đó, suy giãn tĩnh mạch được cho là bệnh điển hình khiến cho người mắc cảm thấy yếu cơ, nặng nề chân tay. Thông thường, các triệu chứng sẽ rõ ràng khi trời tối hay về đêm.
Bệnh thần kinh: Bao gồm các bệnh lý không kiểm soát co giật chân tay hay các bệnh làm cho hệ thần kinh ngoại vi bị tổn thương như tiểu đường hoặc tăng huyết áp lâu năm.
>>> Xem thêm: Đau cổ chân khi đi bộ: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Nhức mỏi chân về đêm có nguy hiểm không?
Nhức mỏi bàn chân về đêm nói riêng và nhức mỏi bàn chân nói chung nếu là do các nguyên nhân nguyên phát như thiếu nước, mang thai hay thay đổi thời tiết không có gì đáng ngại. Chỉ cần điều chỉnh sinh hoạt, thích nghi với môi trường vẫn có thể khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên và kèm với các biểu hiện khác rất có thể là dấu hiệu bệnh lý không nên chủ quan. Cần phải được thăm khám sớm để có biện pháp điều trị sớm.
Nhức mỏi chân về đêm khi nào đi khám?
Người lớn hay trẻ bị đau nhức chân về đêm có các biểu hiện như sau cần được thăm khám ngay.
Cơn đau xuất hiện liên tục kéo dài trên 5 ngày và không có xu hướng giảm.
Đau kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, uể oải…
Đau nhức kèm sốt.
Đau kể cả khi nghỉ ngơi.
Đau đột ngột nhưng không phải do quá sức hay nguyên nhân sinh lý.
Đau nhức xuất hiện khi từng mắc bệnh lý như tiểu đường hay huyết áp tăng.
Nên làm gì khi nhức mỏi chân về đêm
Để khắc phục ngay tình trạng nhức mỏi chân về đêm, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây.
Thay đổi lối sống
Cần có một lối sống lành mạnh để giảm các bệnh lý liên quan đến tình trạng nhức mỏi chân về đêm. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nước đầy đủ, hạn chế các chất kích thích và tập luyện thể dục thể thao. Đồng thời, nên ngủ với tư thế thoải mái kết hợp tinh dầu xoa dịu tinh thần để giúp bạn vào giấc nhanh hơn, sâu hơn.
Thể dục thể thao
Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bộ môn nhẹ nhàng như đi xe đạp, chạy bộ, yoga… nhằm làm tăng lưu thông máu, dẻo dai xương khớp và mang lại một sức khỏe tốt.
Xoa bóp chân
Xoa bóp hoàn toàn giúp bạn cải thiện được triệu chứng nhức mỏi chân về đêm khi máu được lưu thông tốt hơn. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà hay đến các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu đều được.
Sử dụng nhiệt độ
Chườm lạnh hay nóng đều mang lại tác dụng giảm đau nhức, giãn cơ cho người bệnh. Nên áp dụng từ 15-20 phút mỗi lần và thời gian thực hiện cách nhau từ 1-2 tiếng đồng hồ. Chú ý, không sử dụng nước quá nóng hay tránh chườm đá trực tiếp vào da dẫn tới tình trạng bị bỏng.
Dùng thuốc giảm đau
Một số trường hợp có thể dùng thuốc giảm đau để hạn chế các triệu chứng tức thì. Qua đó, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, tránh tình trạng mất ngủ. Song, chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng tránh tác dụng phụ không tốt.
Trên đây là một số thông tin cơ bản của tình trạng nhức mỏi chân về đêm. Phòng khám chiropractic ICCARE Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp mọi người nhận biết được khi nào cần đi khám nếu như gặp phải hiện tượng này. Đồng thời, có cách khắc phục tốt nhất để giảm đau, giúp giấc ngủ được ngon hơn về đêm.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà hiệu quả nhất hiện nay