Hội chứng ống cổ tay khiến cho khiến cho người bệnh phải chịu các biểu hiện tê bì, đau rất khó chịu. Việc áp dụng bài tập hội chứng ống cổ tay kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu cũng là cách chữa hiệu quả. Qua đó, rút ngắn thời gian để người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
Công dụng của bài tập hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay được hiểu là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép tại vị trí đi qua ống cổ tay và nằm bên dưới của dây chằng ngang. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu các triệu chứng đau và tê bì rất ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Bên cạnh việc áp dụng các phương án điều trị phổ biến là đeo nẹp hay dùng thuốc thì bài tập hội chứng ống cổ tay sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Hỗ trợ hiệu quả cho các phương pháp điều trị khác. Việc áp dụng bài tập hội chứng ống cổ tay sẽ giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng từ nhẹ cho tới trung bình khi kết hợp cùng các cách chữa như nẹp hay dùng thuốc hoặc tiêm corticosteroid.
Bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay giúp ngăn ngừa thần kinh sau khi mổ. Việc cải thiện khả năng vận động cũng có thể chữa lành các chấn thương như gãy hay sau khi mổ ống tay.
Các bài tập hội chứng ống cổ tay tốt nhất hiện tại
Nhìn chung, bài tập chữa hội chứng ống cổ tay cũng khá đơn giản và chỉ mất vài phút tập luyện mỗi ngày. Song, lại hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng đau hiệu quả.
Lắc tay đơn giản
Bài tập này đơn giản và giúp cho sự tăng cường được tập trung ở cơ bàn tay, giảm căng cơ, chuột rút và chèn ép dây thần kinh.
Bắt đầu với hai tay đưa ra trước mắt ở tư thế thoải mái → Thực hiện lắc tay như bình thường sau khi rửa tay → Mỗi lượt thực hiện khoảng 5-10 lần → Một ngày tập khoảng 4-5 lượt.
Kéo căng, mở rộng cổ tay
Đưa cánh tay phải ra trước rồi thực hiện bẻ cong cổ tay để ngón tay hướng lên trên như ra dấu dừng lại → Dùng bàn tay trái kéo các ngón tay phải về phía mình cho đến khi cảm thấy dấu hiệu căng dưới cẳng tay → Giữ tư thế trong 15 giây → Thao tác lại 5 lần rồi đổi tay.
Kéo căng, uốn cổ tay
Bắt đầu với tư thế duỗi thẳng tay phải ra trước mắt rồi gập cổ tay sao cho ngón tay hướng xuống phía dưới → Lấy tay trái kéo các ngón tay bàn tay phải về phía mình cho tới lúc mặt trên cẳng tay được kéo giãn ra → Giữ tư thế này trong 15 giây → Thực hiện lại 5 lần và đổi tay còn lại.
Trượt dây thần kinh giữa
Trước khi thực hiện bài tập ống cổ tay này cần phải khởi động làm nóng, đồng thời ngay sau khi kết thúc nên chườm đá 20 phút để tránh tình trạng bị viêm.
Bắt đầu bằng việc giơ bàn tay lên rồi nắm lại nhưng để ngón tay cái ở bên ngoài → Sau đó mở rộng các ngón tay nhưng ngón cái cần khép sát bàn tay → Tiếp tục giữ các ngón tay thẳng, mở rộng cổ tay (kéo về phía cẳng tay) → Vị trí ngón tay và cổ tay để nguyên, đồng thời mở rộng ngón cái ra ngoài → Các ngón tay, cổ tay, ngón cái để nguyên rồi sau đó lòng bàn tay lên trên → Giữ nguyên vị trí của các ngón tay, kết hợp dùng tay còn lại kéo ngón cái ra → Mỗi bước thực hiện nên giữ trong 5-7 giây và thực hiện 10-15 lần/ngày.
Trượt gân
Bài tập hội chứng ống cổ tay trượt gân bao gồm 2 thao tác được gọi là thao tác A và thao tác B. Thực hiện cần đúng quy trình, và tăng số lần mỗi khi cảm thấy dễ chịu sau tập.
Thao tác A bắt đầu với bàn tay trước mặt, cổ tay thẳng đồng thời hướng ngón tay lên trên → Thực hiện gập ngón tay xuống thành hình móc nhưng đốt ngón tay hướng lên trên → Nắm chặt lại để ngón cái bên ngoài.
Thao tác B thực hiện với tư thế để bàn tay trước mặt, cổ tay thẳng và các ngón tay hướng lên trên → Sau đó gập ngang ngón tay nhưng vẫn giữ các ngón thẳng → Uốn cong ngón tay sao cho chạm vào lòng bàn tay.
Người hội chứng ống cổ tay nên làm gì?
Khi bị hội chứng cổ tay, người bệnh nên thực hiện các thói quen sau đây để cải thiện triệu chứng cũng như tăng cường sức mạnh cổ tay.
Nghỉ ngơi hợp lý
Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý dù là công việc nặng nhọc hay nhẹ nhàng cũng nên có kế hoạch. Đặc biệt là các động tác lặp đi lặp lại ở cổ tay gây căng thẳng cho dây thần kinh cánh tay.
Giữ thẳng cổ tay
Người bị hội chứng ống cổ tay thường rất khó hoạt động ở cổ tay. Hạn chế các thao tác uốn cong, bẻ cong cổ tay để giảm chèn ép dây thần kinh. Ngược lại, nên để cổ tay ở tư thế thẳng để triệu chứng được cải thiện.
Giữ ấm tay
Thông thường, người bị hội chứng ống cổ tay sẽ đau nhức, tê mỏi khi gặp phải không khí lạnh. Do đó, việc giữ ấm để giảm các triệu chứng hiệu quả. Bạn có thể giữ ấm bằng cách đeo găng tay hở ngón…
Thư giãn
Không chỉ cần phải thư giãn sau những lần làm việc mệt mỏi mà nên duy trì thói quen này thường xuyên hơn mỗi ngày. Trường hợp công việc khiến bạn căng thẳng quá mức nên điều chỉnh lại sao cho hợp lý nhất.
Thực hiện bài tập hội chứng ống cổ tay có tác dụng hỗ trợ điều trị khá tốt cho bệnh lý này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số thói quen tốt để giúp cải thiện các triệu chứng hội chứng ống cổ tay.