iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì, phòng ngừa thế nào?

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi diễn ra phổ biến hơn. Đó có thể là một triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ do các yếu tố khác gây ra. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị thế nào sẽ là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?

Bụng khó chịu buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Đây là vấn đề có xuất phát từ vùng bụng, nên các bệnh lý điển hình như: Đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa và đau bụng kinh… Tất cả các bệnh lý này đều rất phổ biến hiện nay.

Trường hợp mà bụng khó chịu ở vùng xương ức thì rất có thể đó là triệu chứng của dạ dày. Đặc biệt, là kèm theo buồn nôn và mệt mỏi. Nếu như nó xuất hiện ở dưới hoặc quanh rốn, không loại trừ bệnh đường ruột hay kinh nguyệt. 

Thông thường, các bệnh lý liên quan đến đường ruột sẽ có thêm dấu hiệu ở phân. Mặt khác, liên quan đến kỳ kinh nguyệt thì không xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Cho dù đó là bệnh lý gì đi nữa thì bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là điều sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý 
Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Nguyên nhân khiến bụng khó chịu buồn nôn, mệt mỏi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi. Dưới đây là một số các lý do điển hình và phổ biến nhất hiện nay.

Bệnh lý dạ dày

Viêm dạ dày, loét dạ dày hay viêm dạ dày do HP hoặc ung thư dạ dày… đều có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu ở bụng. Trong đó, các triệu chứng khó chịu là đau rát dạ dày, chứng đầy hơi hoặc ăn không tiêu, thậm chí là buồn nôn hay chướng bụng. Từ đó dẫn tới tình trạng chán ăn, ăn không ngon rồi kiệt sức, mệt mỏi.

Để chẩn đoán bệnh chính xác thì nên thăm khám và sử dụng các phương pháp siêu âm, nội soi… Ngoài ra, viêm dạ dày do HP cũng là một bệnh lý phổ biến và có thể lây qua đường ăn uống, cần được lưu ý và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Kinh nguyệt

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi hoàn toàn có thể do kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt mỗi người là khác nhau từ 28-30 ngày và mức độ đau cũng như triệu chứng cũng không hẳn giống nhau. Theo chuyên gia, đau bụng kinh là do cơ tử cung co bóp nhằm đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Và thông thường thời gian đau là 3 ngày đầu có kinh.

Đau bụng kinh sẽ diễn ra ở hầu hết là bụng dưới và căng tức. Trường hợp nếu như xuất hiện các triệu chứng bất thường hay lạ cần được  thăm khám kiểm tra cụ thể.

>>> Xem thêm: Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Khi nào nên đi khám?

Viêm tụy cấp

Bụng khó chịu buồn nôn có thể là do viêm cấp tụy gây ra. Các triệu chứng của bệnh lý này như: Đau bụng khu vực trên rốn và có thể lan ra lưng trái, đồng thời đau sẽ xuất hiện đột ngột sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Người bệnh cũng sẽ gặp phải dấu hiệu nôn nhiều liên tục hoặc sốt trong  2-3 ngày. Ngoài ra, còn có cả hiện tượng vàng da do đường mật kèm theo hay phù ống dẫn chung.

Viêm tụy cấp là một bệnh lý thường thấy ở khoa cấp cứu. Trong đó, tiên lượng tử vong các ca nhẹ đâu đó khoảng 1%. Đổi lại, các ca nặng không nhiễm trùng thì rơi vào khoảng 10 – 15%, các ca nặng có nhiễm trùng thì sẽ là 30 – 35%.

Như vậy, ngoài dấu hiệu bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi thì viêm tụy còn xuất hiện các triệu chứng khác. Cần được lưu ý và nên thăm khám sớm khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý phổ biến do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ra. Khi này, các biểu hiện là nôn, buồn nôn và đau bụng kèm mệt mỏi. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh nên bổ sung nhiều nước do mất nước. Nếu phân có dính chất lỏng hay chất nhầy nên thăm khám kịp thời.

Nhiễm trùng đường ruột là một nguyên nhân gây bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Nhiễm trùng đường ruột là một nguyên nhân gây bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi

Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt gây rối loạn chức năng nhưng không tổn thương đại tràng. Khi mắc phải, người bệnh sẽ bị đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng và ăn không ngon. Ngoài ra còn xuất hiện rối loạn đại tiện, xen kẽ tiêu chảy là táo bón.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi khi nào cần đi khám?

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi không chỉ khiến cho sinh hoạt bị đảo lộn mà cần phải thăm khám ngay nếu như có các biểu hiện dưới đây.

Đau bụng ở mức độ nghiêm trọng khiến cho người bệnh không thể tìm được một tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, cơn đau còn diễn ra liên tục, không thuyên giảm và kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Người bệnh mắc phải dấu hiệu nôn ra máu hoặc đi tiểu có máu trong phân. Điều này chứng tỏ đã bị xuất huyết tiêu hóa và đó là một tình trạng rất nguy hiểm cần được thăm khám điều trị sớm.

Ngoài bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi, thì người bệnh còn bị chóng mặt không thể đứng vững. Thậm chí là khi nằm hay ngồi thì cũng không thuyên giảm. Đây là một biểu hiện cho thấy rất có thể do mất máu quá nhiều hay liên quan đến thần kinh.

Khi mà bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi kèm với tình trạng sốt cao kéo dài không giảm, rất có thể nhiễm trùng đã xảy ra đối với bạn. Cần được thăm khám và điều trị sớm để không đối mặt với trường hợp nguy hiểm.

Trường hợp người bệnh bị bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi kèm theo tiểu tiện có máu hoặc không thể tiểu tiện cũng là một hiện tượng cho thấy bàng quang có vấn đề. Nên được chẩn đoán và có hướng khắc phục sớm.

Cách giảm chứng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi 

Việc sử dụng phương pháp nhằm giảm bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Một số các biện pháp có thể áp dụng như sau.

Ưu tiên lựa chọn các loại đồ ăn mềm, dễ nhai và loãng để dạ dày không phải hoạt động quá nhiều. Từ đó giúp cho bụng được thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, cần tránh các loại đồ ăn nóng, cay có cồn hay ga bởi nó sẽ khiến cho dạ dày bị kích ứng, gây đau. Bên cạnh đó, nên ăn uống đủ bữa và đúng giờ. Nếu như không đúng giờ, acid sẽ được tiết ra lúc bụng rỗng khiến dạ dày đau hơn.

Đối với các trường hợp bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi do kinh nguyệt có thể nằm nghỉ, thư giãn và chườm nóng. Ngoài ra, nên bổ sung thức ăn có sắt mỗi ngày do mất khá nhiều từ 50ml – 80ml. Thiếu máu chính là nguyên nhân dẫn tới mệt mỏi.

Tinh thần cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chứng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi. Luôn có tinh thần lạc quan, vui vẻ để chống lại những dấu hiệu này bằng cách tập thể dục, yoga, đạp xe hay chạy bộ…

Với các trường hợp dùng thuốc, nên được thăm khám và bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào nguyên nhân gây nên bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi như thế nào?

Để hạn chế tốt nhất chứng bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi thì mỗi người đều phải tuân thủ cũng như thực hiện tốt các biện pháp sau.

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đảm bảo dinh dưỡng. Nhưng không lạm dụng đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế các loại đồ uống có cồn, chất kích thích…

Stress cũng rất dễ khiến cho bạn gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Do đó, cần học cách quản lý cảm xúc để tinh thần luôn trong tâm thế được thoải mái, thư giãn. Đồng thời, kết hợp các môn thể thao như yoga, thiền, đạp xe…

Tập luyện sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tránh bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi
Tập luyện sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tránh bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi

Luôn duy trì thói quen sinh hoạt khoa học đều đặn. Trong đó có cả chế độ ăn lẫn chế độ tập luyện phải được bảo đảm đúng giờ giấc. Dù phương án này không tác dụng trực tiếp nhưng giúp cho sức khỏe luôn ở mức tốt nhất.

Không lạm dụng các loại thuốc gây buồn nôn chóng mặt. Trường hợp nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc cần được tham khảo bác sĩ cũng như tư vấn để có phương án khắc phục.

Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là một chứng phổ biến hiện nay do rất nhiều các nguyên nhân gây nên. Cần nắm rõ các lý do gây ra tình trạng này, đồng thời phải biết khi nào cần thăm khám để bảo đảm sức khỏe không gặp nguy hiểm. Đừng quên ghé thăm Phòng khám chiropractic ICCARE để nhận tư vấn điều trị miễn phí và cập nhật tin tức sức khỏe mới nhất nhé!

>>> Xem thêm: Top bài tập thể dục giảm mỡ bụng hiệu quả nhất hiện nay

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call