Bụng phình to căng cứng đau là một hiện tượng phổ biến, nó có thể cảnh báo các bệnh nguy hiểm nhưng cũng không loại trừ vấn đề bình thường. Cùng phòng khám chiropractic ICCARE tìm hiểu bụng phình to căng cứng là bệnh gì hoặc cần kiểm tra tại các cơ sở y tế sớm nhất để bảo vệ sức khỏe.
Bụng phình to căng cứng là bệnh gì?
Khi mắc phải dấu hiệu này, không ít người thắc mắc bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Trên thực tế, để dẫn tới tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu hết ai cũng có thể gặp trong đời. Cùng với hiện tượng bụng phình to căng cứng buồn nôn thì người bệnh còn đau âm ỉ hay dữ dội hoặc cũng có thể tiêu chảy hay táo bón.
Hội chứng ruột kích thích
Bụng phình to căng cứng là bệnh gì, không loại trừ là hội chứng ruột kích thích. Khi mà thức ăn từ dạ dày đi qua ruột và đến đại trực tràng sẽ nhờ vào sự co bóp nhẹ nhàng của các cơ thành ruột. Nhưng vì một lý do nào đó, các cơn co bóp này có thể diễn ra nhanh hơn, kéo dài hơn khiến bụng chướng, đầy hơi. Ngoài ra, các cơn co bóp cũng có thể bị nhẹ hơn khiến phân cứng và khô.
Khi mắc phải vấn đề này, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như bụng phình to căng cứng đau quặn, táo bón hoặc tiêu chảy và trong phân có chất nhầy. Tình trạng trên hầu hết là mãn tính với các người mắc, dù cho ở những giai đoạn dường như là biến mất hoàn toàn.
Ruột thừa bị viêm
Khi mà ruột thừa bị viêm, người bệnh có thể gặp những tình huống rất nguy hiểm. Lý do khiến cho tình trạng này xảy ra là mạch máu bị tắc nghẽn hay nhiễm trùng, sỏi phân… Bên cạnh việc đau quanh rốn thì còn xuất hiện chán ăn, buồn nôn hoặc sốt.
Xơ gan
Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm khi chức năng gan bị suy giảm trầm trọng, các tế bào trở thành mô xơ. Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, đau hạ sườn phải và vàng da. Khi bệnh đã trở nặng, dịch sẽ tích tụ lại khiến bụng phình to căng cứng khó thở, phù chân tay và mệt mỏi.
>>> Xem thêm: Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì, phòng ngừa thế nào?
Cách chăm sóc người bị bụng phình to căng cứng
Bụng được biết là một bộ phận quan trọng, việc bụng phình to căng cứng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan khác. Ngoại trừ các bệnh lý nguy hiểm ra thì khi mắc phải dấu hiệu này cần có cách chăm sóc hợp lý.
Đảm đảm dinh dưỡng
Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, ít đường. Thay vào đó là tăng cường rau xanh, hoa quả và các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là tránh đồ uống có cồn và cả có ga vì ga vào cơ thể sẽ khiến cho bụng căng lên, đầy hơi, khó tiêu.
Cách ăn uống
Những người bụng phình to căng cứng do các nguyên nhân thường gặp và không mấy nguy hiểm nên ăn từ từ, nhai lâu. Đồng thời, dung nạp chất xơ từ từ, không nên sử dụng quá nhiều cùng lúc. Đặc biệt, không nên ăn quá no, tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa hơn.
Tập thể dục
Áp dụng một số các bài tập yoga nhằm tăng cường sức khỏe vùng bụng và thư giãn, điển hình là tư thế thả khí, cánh cung.
Với tư thế cánh cung thì người bệnh nên nằm úp duỗi thẳng chân và tay. Sau đó, đưa phần thân lên trên và hai tay đưa ra sau nắm vào mắt cá chân để sao cho cơ thể như một cánh cung, thực hiện 5 lần hít thở sâu rồi thả lỏng ra.
Đối với tư thế thả khí, người bệnh nằm ngửa, co hai đầu gối lên và dùng tay đan ôm gối sát ngực rồi kéo về phía trước. Tiếp tục đưa gối sang bên trái và bên phải. Lưu ý không nên thực hiện động tác này khi có bệnh lý cấp tính.
Bụng phình to căng cứng phải làm gì?
Ngoài thắc mắc bụng phình to căng cứng là bệnh gì thì cần phải làm sao khi mắc hiện tượng này cũng đang được nhiều người quan tâm. Như đã nói thì đây là một tình trạng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau có thể bình thường nhưng cũng không loại trừ vấn đề nguy hiểm.
Vì vậy việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế là điều cần thiết và nên làm. Đặc biệt là bụng phình to căng cứng kèm các dấu hiệu như: Trong phân có lẫn máu, khó thở, đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn, nôn hay giảm cân không rõ nguyên nhân lẫn vàng da.
Bụng phình to căng cứng là bệnh gì sẽ không còn khó trả lời nữa nếu như bạn đọc được các thông tin mà chúng tôi đưa ra. Lời khuyên dành cho mọi người là không nên chủ quan cho dù đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bình thường đi nữa. Cần được thăm khám sớm để chẩn đoán và có phương án điều trị cụ thể.
>>> Xem thêm: Mẹo các cách giảm mỡ bụng hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện