Đau lưng trên thông thường không phổ biến như đau lưng dưới nhưng vẫn có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là việc tự nhiên bị đau lưng trên sẽ cảnh báo một số vấn đề có liên quan đến các bệnh lý tương đối nguy hiểm. Cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết chứng đau lưng trên sớm nhất.
Tổng quan về đau lưng trên
Trước khi muốn biết cách điều trị chứng đau lưng trên nói chung và đau lưng bên phải phía trên hay bên trái thì cần nắm được như thế nào là đau lưng trên?
Đau lưng trên là gì?
Đau lưng trên hay đau vùng cột sống lưng là khi mà cơn đau xuất hiện ở vùng cột sống bên dưới cổ nhưng trên thắt lưng bao gồm 12 đốt sống từ T1-T12. Vùng cột sống lưng có dạng vòm và vươn ra đằng trước. Do phạm vi hoạt động bị giới hạn nên vùng cột sống lưng trên sẽ ít bị tổn thương bởi vận động so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Phân loại đau lưng trên
Tùy theo từng tình trạng đau lưng trên mà nó được chia thành 3 loại như sau:
Đau lưng trên cấp tính là khi cơn đau diễn ra dưới 6 tuần hay còn được gọi là giai đoạn nhẹ. Nếu như được thăm khám và phát hiện kịp thời thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn và nhanh chóng có được kết quả tốt hơn.
Cơn đau kéo dài từ 6 – 12 tuần được gọi cơn đau bán cấp tính. Khi này, bệnh đã có sự tiến triển và người bệnh cũng sẽ cảm thấy bắt đầu có những khó chịu do cơn đau gây nên.
Đau lưng trên mãn tính, được hiểu là khi mà người bệnh đã phải chịu các cơn đau kéo dài trên 12 tuần. Và đương nhiên, lúc này bệnh lý sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, cản trở mọi sinh hoạt cũng như công việc.
Triệu chứng đau lưng trên
Triệu chứng khi bị đau lưng trên còn tùy thuộc vào từng tình trạng, giai đoạn của người bệnh. Song, đa phần thì sẽ có các biểu hiện cụ thể như sau:
Đau nhói sau lưng bên phải phía trên nói riêng và khu vực lưng trên nói chung có cảm giác như dao đâm hoặc bị siết chặt một biểu hiện dễ nhận thấy. Khu vực đau nhói thường trung lập, không lan rộng ra các vị trí khác mà chỉ cố định một nơi.
Đau lưng trên với các cơn đau âm ỉ khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, nó không chỉ diễn ra ở một chỗ mà hoàn toàn có thể lan rộng sang khu vực như cổ, vai và thắt lưng.
Đau lưng trên trên lan rộng ra những vùng xung quanh theo dây thần kinh. Một số khu vực bị ảnh hưởng như: Lồng ngực, cánh tay, dạ dày… cùng với hiện tượng tê bì, như điện giật do dây thần kinh bị chèn ép. Thông thường các cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể và sẽ tăng lên nếu như không được can thiệp điều trị.
Căng cứng và khó cử động là một dấu hiệu mà đau lưng trên gây ra cho người bệnh như cúi, nghiêng, vặn, xoay và nâng hạ cánh tay…. Cơn đau càng gia tăng thì cơ cạnh cột sống càng căng cứng hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động của khớp, dây chằng cũng phần nào mất đi sự linh hoạt.
Đau lưng trên cũng gây ra các triệu chứng như nóng râm ran, tê bì kèm theo cơn đau chèn ép dây thần kinh. Các cơn đau này có thể lan ra phía trước ngực, bụng hay cánh tay của người bệnh.
Nguyên nhân đau lưng trên
Bị đau lưng trên có thể do rất nhiều các vấn đề khác nhau như thói quen sinh hoạt, công việc, chấn thương và cả các bệnh lý khác. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này điển hình như:
Đau lưng trên do bệnh lý
Thoát vị đĩa đệm thông thường chỉ xảy ra ở khu vực lưng dưới, nhưng không có nghĩa là lưng trên sẽ được an toàn. Khi mà phần lưng trên bị nhiều áp lực gây rách bao xơ và khiến cho đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, thoát bị đĩa đệm cũng là hệ lụy của việc thoái hóa cột sống.
Cong vẹo cột sống cũng là một nguyên nhân có thể khiến cho đau lưng trên xảy ra với hàng loạt cơn đau co thắt cơ hay gây áp lực lên đĩa đệm cũng như khớp. Ngoài việc phải chịu những cơn đau ra thì cong vẹo cột sống còn làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ.
Các bệnh lý về viêm khớp như viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cột sống ngực đau nhức cũng như là cứng khớp. Biểu hiện này rõ nhất vào buổi sáng mỗi khi ngủ dậy và sau đó thuyên giảm dần. Nhưng sẽ tiếp tục xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể nhận thấy cảm giác tê bì, ngứa ran hay kim châm ở dây thần kinh hay tủy sống.
Hẹp ống sống là tình trạng ống sống đã bị thu hẹp gây áp lực lớn lên dây thần kinh và tủy sống. Thông thường, hẹp ống sống chỉ xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng hay cột sống cổ, song vẫn xuất hiện ở vùng lưng trên chỉ là hiếm gặp hơn. Người hẹp ống sống sẽ bị đau lưng trên, tăng khi vận động đặc biệt là lúc xoay người hay đứng và ngồi lâu. Dễ dàng cảm nhận thấy hiện tượng chèn ép dây thần kinh nhưng tê, nóng rát, lan ra phía trước….
Đau lưng trên do chấn thương
Các chấn thương vật lý như tai nạn giao thông, té ngã hay trơn trượt hoàn toàn có thể khiến đau lưng trên xảy ra. Mức độ đau còn tùy thuộc và tình trạng chấn thương là nặng hay nhẹ. Dù vậy thì vẫn nên đi kiểm tra sau khi bị chấn thương để tránh các biến chứng như đau mãn tính, tổn thương dây thần kinh và tê liệt…
Đau lưng trên do thói quen
Lười vận động là một nguyên nhân rất dễ dẫn tới tình trạng đau lưng trên. Việc ngồi lâu không vận động khiến các nhóm cơ ở lưng yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Do đó, việc vận động thường xuyên, tập luyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Ngồi hay nằm sai tư thế cũng sẽ khiến cho việc đau lưng trên xảy ra. Khi này, áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ đè lên dây thần chằng, đĩa đệm, đốt sống. Nếu như không được điều trị kịp thời và duy trì thói quen này trong thời gian dài đồng nghĩa người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt cơn đau cùng với biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng cơ lưng trên hoạt động quá tải cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau lưng trên. Thông thường, nhóm cơ lưng trên khi được vận động sẽ mang lại sự săn chắc nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu như lạm dụng, cơ sẽ bị căng cứng, co thắt và kích thích. Một số người dễ bị hoạt động quá mức cho nhóm cơ lưng trên là vận động viên ném hay bóng chày.
Biến chứng của đau lưng trên
Bị đau lưng bên phải phía trên hay bị đau lưng bên trái phía trên và đau lưng trên nói chung nếu như không được điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, chèn ép tủy sống là một hậu quả nghiêm trọng nhất của đau lưng trên, chứng yếu điển hình là liệt chân tay, giảm cảm giác hoặc tiêu tiểu không thể kiểm soát.
Ngoài ra, các cơn đau lưng trên cấp tính không được can thiệp sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Cơn đau có xu hướng kéo dài, trầm trọng hơn và tỷ lệ tàn tật cao hơn, khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế.
Chẩn đoán đau lưng trên
Mỗi người đều sẽ có tình trạng đau lưng trên khác nhau từ thời điểm phát bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chăm sóc…. Để có thể chẩn đoán đau lưng trên, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp như:
Xét nghiệm máu nhằm đánh giá trình trạng viêm đối với một số trường hợp nghi ngờ do viêm, nhiễm trùng hay ung thư. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu còn có thể đánh giá vấn đề thiếu máu – một tình trạng phổ biến ở người bị K.
Chụp X-quang có mục đích chẩn đoán ban đầu để tìm ra những sự bất thường ở vùng cột sống lưng như: Thoái hóa cột sống cùng hiện tượng gai xương, xơ xương dưới sụn hay hẹp khoảng gian đốt sống và cả tình trạng gãy xương đốt sống.
Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) để phát hiện các bất thường ở mô mềm chẳng hạn như hệ thống cơ hay dây chằng và đĩa đệm. Khi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng, ung thư di căn hay có những biến chứng nguy hiểm điển hình là yếu liệt 2 chân, 2 tay, tiểu không kiểm soát thì nên khuyến khích chụp MRI.
Chụp CT với mục đích là làm rõ các xương đốt sống với nhiều góc độ khác nhau rồi phát hiện các tổn thương bên trong cột sống. Đây là một phương pháp cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ.
Đau lưng trên có thể là do loãng xương và việc kiểm tra mật độ xương sẽ giúp bác sĩ loại bỏ nguyên nhân đó.
Phương pháp điều trị đau lưng trên
Điều trị khi bị đau lưng trên như thế nào cho hợp lý còn phải phụ thuộc vào từng tình trạng và nguyên nhân của mỗi người.
Điều trị tại nhà
Trong 72 giờ đầu kể từ khi cơn đau lưng trên xuất hiện thì nên điều trị tại nhà và sau đó triệu chứng không thuyên giảm cần thăm khám ngay. Đầu tiên, nên dừng hoạt động thể chất mạnh nhưng không nên nằm một chỗ mà vẫn vận động nhẹ nhàng trong sự cho phép của cơ thể.
Sử dụng một số các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng hay thay đổi loại thuốc để tránh các hệ lụy khôn lường.
Nếu như nằm ngửa không khiến bạn thoải mái thì nên nằm nghiêng và kẹp gối giữa hai chân. Trường hợp người bệnh vẫn cảm thấy thư giãn khi nằm ngửa thì nên cho gối bên dưới đùi để giảm áp lực lên lưng trên. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện chườm ấm hay tắm bằng nước nóng để giảm đau nhức.
Điều trị tại cơ sở y tế
Trường hợp đau lưng trên không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn thì bác sĩ hoàn toàn tính đến việc sử dụng thuốc giảm đau mạnh như nhóm chữa tramadol (ultracet) hay giảm đau kháng viêm NSAIDs hoặc thuốc giãn cơ khi có dấu hiệu căng cứng cơ (eperisone…).
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp hay không cần thuốc, không phẫu thuật có hiệu quả cao. Đau lưng trên phần nào ảnh hưởng đến xương khớp nên Chiropractic sẽ giúp cho cấu trúc được quay trở lại vị trí tự nhiên bằng lực bàn tay vừa đủ. Qua đó, giảm đau, giảm chèn ép dây thần kinh và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Khi mà cơn đau lưng trên ngày một trầm trọng và các phương pháp bảo tồn không có tính hiệu quả hoặc biến chứng nặng như chèn ép tủy sống thì phẫu thuật sẽ được tính đến. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trong điều trị đau lưng trên như phẫu thuật bơm xi măng hay phẫu thuật trong thoát vị đĩa đệm…
Phòng ngừa đau lưng trên như thế nào?
Để hạn chế tốt nhất chứng đau lưng trên thì bất cứ ai cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như sau:
Khi nâng đồ nặng cần thực hiện đúng kỹ thuật như mở rộng hai chân rồi ngồi xổm với tư thế gập khớp gối lẫn khớp háng. Đồng thời, không cúi gập cột sống và ôm vật sát bụng, căng cơ bụng sau đó từ từ đứng dậy rồi nâng đồ vật lên một cách thẳng lưng.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng như canxi, magie, kali.. Đổi lại, hạn chế các chất kích thích bia rượu, thuốc lá… để cho cơ thể ở một trọng lượng vừa phải, tránh gây áp lực lên cột sống khi bị béo phì hay tăng cân trong thời gian dài.
Đối với những người làm công việc văn phòng, cần ngồi nhiều phải có tư thế đúng với khoa học. Luôn vận động mỗi lần làm việc từ 2-3 tiếng, đồng thời tăng cường tập thể dục mỗi ngày để xương khớp được dẻo dai, linh hoạt và thư giãn nhất.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe để nắm được tình trạng của mình. Nếu như có vấn đề sẽ có phương pháp điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm gây nên.
Đau lưng trên là một hiện tượng không quá lạ lẫm hiện nay, dù nguyên nhân là chấn thương hay bệnh lý thì việc cơn đau kéo dài cũng cần được thăm khám. Ngoài ra, chủ động phòng ngừa trong sinh hoạt lẫn công việc để tránh các cơn đau lưng trên. Đừng quên ghé thăm phòng khám chiropractic Hà Nội ICCARE để được thăm khám tư vấn miễn phí và cập nhật thông tin về sức khỏe mới nhất nhé.