Việc vận động quá mức hay phải chịu áp lực lớn khiến cho tình trạng căng cơ bắp chân xảy ra là điều hết sức bình thường. Đây cũng là hiện tượng không quá đáng lo ngại về sức khỏe. Bài viết này phòng khám chiropractic Hà Nội sẽ tìm hiểu triệu chứng để dễ dàng nhận biết, đồng thời gợi ý mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà hiệu quả.
Tổng hợp thông tin về căng cơ bắp chân
Căng cơ bắp chân là một tình trạng không hiếm, thậm chí là phổ biến ngày nay. Trước khi sở hữu mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà thì cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng căng cơ bắp chân với thông tin chính xác từ chuyên gia.
Căng cơ bắp chân là gì?
Căng cơ bắp chân là khi mà phần cơ phía sau của cẳng chân bị tổn thương. Tình trạng này xảy ra với bất cứ ai, nhất là ở nam giới từ 30-50 tuổi hay các vận động viên thể thao.
Khi bị căng cơ bắp chân, người bệnh sẽ cảm thấy căng cứng và các vùng lân cận như bàn chân, mắt cá chân và cả khớp gối cũng sẽ hoạt động không được như bình thường. Từ đó, gây ra khó khăn cho người chơi thể thao: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông…
Thậm chí, người bệnh còn cảm thấy khó chịu khi di chuyển. Nếu như không được điều trị và nghỉ ngơi đúng cách thì bắp chân sẽ bị kéo căng quá mức dẫn tới rách cơ.
Mức độ căng cơ bắp chân
Khi bị căng cơ bắp chân sẽ có các mức độ như sau.
Mức độ 1: Ở mức độ này, căng cơ bắp chân xảy ra khi các bó cơ bị rách nhẹ, người bệnh bị đau nhẹ lẫn khó chịu nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường.
Mức độ 2: Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi đi bộ, chạy và nhảy, vùng bắp chân bị sưng phải mất 5-8 tuần để phục hồi.
Mức độ 3: Đây được xem là mức độ nặng, các bó cơ sẽ bị rách hoặc đứt hoàn toàn, người bệnh không thể đi lại bình thường. Các bó cơ khi này đã co, bầm tím nặng hơn và cần phải điều trị từ 3-4 tháng. Một số trường hợp thậm chí còn phải phẫu thuật.
Triệu chứng căng cơ bắp chân
Người căng cơ bắp chân thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau.
- Thao tác kiễng chân và gập cổ chân khó thực hiện.
- Xuất hiện cảm giác tê ngứa, đau âm ỉ ở bắp chân và đau tăng lên khi hoạt động.
- Cơn đau phía sau cẳng chân xuất hiện đột ngột.
- Bắp chân bị sưng hay tấy.
Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân
Người bị căng cơ bắp chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các nguyên nhân điển hình như:
Vận động quá sức
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng căng cơ bắp chân. Khi vận động quá sức hay dồn lực quá mức xuống bắp chân sẽ khiến các sợi cơ kéo căng rồi dẫn tới tình trạng tổn thương.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, bị căng cơ bắp chân còn do nhiều nguyên nhân khác như.
- Đau cẳng chân.
- Chuột rút.
- Cục máu đông.
- Bệnh mạch máu ngoại vi (PVD).
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
- Bị chấn thương rách cơ hay viêm gân.
- Ăn uống không khoa học.
- Mất nước.
- Sử dụng thuốc và bị tác dụng phụ.
- Máu lưu thông kém.
Những ai dễ bị căng cơ bắp chân?
Bất cứ ai cũng có thể bị căng cơ bắp chân, song nhưng đối tượng sau đây vẫn nguy cơ mắc cao hơn hẳn là.
- Vận động viên.
- Người thường xuyên chơi thể thao, tập luyện.
- Người trên 65 tuổi.
- Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị căng cơ bắp chân như:
- Dùng thuốc cholesterol và một số loại khác.
- Người bệnh bị suy giáp, bệnh gan hay bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên.
- Bị phù bởi dịch tụ ở cẳng chân.
- Rối loạn điện giải do mất nước hay lọc máu (dialysis).
- Hút thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai.
Căng cơ bắp chân khi nào cần đi khám?
Bị căng cơ bắp chân không nguy hiểm đến tính mạng và là một tình trạng quá phổ biến. Dù vậy thì người bệnh vẫn cần được thăm khám sớm nếu như xuất hiện các biểu hiện như:
- Khó đi.
- Nghỉ ngơi hay ngồi đều cảm thấy đau.
- Bị đau nhiều vào ban đêm.
- Sưng cẳng chân, bàn chân hay ở mắt cá chân.
Mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà
Cách giảm căng cơ bắp chân tại nhà được xem là một vấn đề rất quan trọng bởi đa phần khi bị tình trạng này thì người bệnh đều tự khắc phục.
Nghỉ ngơi
Nhằm tránh tình trạng căng cơ bắp chân ngày càng tiến triển nặng cũng như là phục hồi nhanh nhất thì người bệnh cần được nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra, không nên vận động như chạy hoặc hạn chế tác động đến bắp chân.
Chườm đá
Để làm giảm đau hiệu quả và giảm sung huyết cục bộ thì người bệnh nên chườm đá khu vực bị căng cơ theo cách sau.
Dùng túi chườm hoặc cho đá vào túi vải hay khăn sạch để chườm.
Chườm lên chỗ cơ bị băng từ 10-20 phút.
Mỗi lần chườm nên cách nhau từ 2-3 tiếng để mang lại hiệu quả.
Kéo căng cơ bắp chân
Các bài tập kéo căng cơ bắp chân cũng có tác dụng tốt trong việc giảm đau. Dù vậy, để tránh việc bị kéo căng quá mức thì người bệnh nên tham khảo ý kiến, cách tập của bác sĩ để làm sao thực hiện đúng nhất.
Quấn băng quanh vùng bị thương
Dùng băng đàn hồi nhẹ để quấn quanh khu vực căng cơ để giảm đau và tránh tích tụ chất lỏng. Lưu ý, cần quấn vừa phải không quá chặt hay cũng không quá lỏng.
Nâng cao chân
Đặt chân lên gối, chăn… sao cho cao hơn tim để nâng đỡ cẳng chân.
Cách chữa căng cơ bắp chân chuyên sâu
Bên cạnh mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà thì người bệnh cũng sẽ được điều trị bằng cách chữa căng cơ bắp chân chuyên sâu.
Dùng thuốc
Tùy vào từng tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen. Đổi lại, việc dùng thuốc chữa căng cơ bắp chân cũng sẽ gây tác dụng phụ, do đó chỉ được sử dụng khi có sự cho pháp của bác sĩ.
Điều trị thần kinh cột sống chiropractic kết hợp vật lý trị liệu
Những người bị căng cơ bắp chân còn có thể sử dụng phương pháp điều trị chiropractic không thuốc, không phẫu thuật. Tại ICCARE, đây là phương án ưu tiên hàng đầu khi bác sĩ dùng lực bàn tay để tác động lên các khớp bị sai lệch nhằm giảm đau, giải phóng các khu vực bị chèn ép dây thần kinh…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được kết hợp các bài tập vật lý trị liệu theo tư vấn của bác sĩ để tăng cường khả năng phục hồi cao hơn.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp rách cơ, gân hay rách mạch máu vì cơ bị căng quá mức và sử dụng các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được can thiệp. Đây là một phương pháp cần nhiều thời gian để phục hồi và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cũng rất phức tạp. Thậm chí là có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Bị căng cơ bắp chân nên tránh những gì?
Để có thể áp dụng mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà mang lại hiệu quả cao cũng như tránh tình trạng bệnh càng nặng thì người mắc cần tránh một số điều như:
Không nên vận động mạnh: Khi bị căng cơ bắp chân, người bệnh cần được nghỉ ngơi và phục hồi tốt. Nếu như vẫn vận động hay hoạt động mạnh ở khu vực bắp chân sẽ chỉ càng khiến cho tình trạng ngày càng nặng hơn mà thôi.
Không chườm nóng vào cơ bị căng: Cơ sẽ bị mất đi độ đàn hồi, từ đó trở nên yếu khiến nguy cơ chấn thương cao hơn nếu có nhiệt cao tác động. Ngoài ra, không nên dùng rượu hay dầu để xoa khu vực bị căng cơ.
Biện pháp ngăn ngừa căng cơ bắp chân
Để không phải áp dụng cách chữa căng cơ bắp chân tại nhà hay điều trị chuyên sâu thì tốt nhất mỗi chúng ta nên tự đề phòng tình trạng căng cơ bắp chân như sau.
- Thường xuyên tập luyện, kéo giãn cơ bắp chân vừa phải.
- Khi bắp chân có dấu hiệu đau thì nên nghỉ ngơi thay vì cố vận động.
- Sau khi tập luyện, nên phân bổ thời gian hợp lý để nghỉ ngơi.
- Khi tập luyện thể dục, thể thao nên thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật.
- Cần kéo giãn cơ bắp chân cũng như khởi động khi tập hoặc thể thao.
- Chọn giày phù hợp, vừa và thoải mái để giảm nguy cơ chấn thương.
Căng cơ bắp chân đương nhiên là một tình trạng rất phổ biến rồi, điều trọng là áp dụng mẹo chữa căng cơ bắp chân làm sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, có cách phòng ngừa hiệu quả để cho bắp chân luôn ở trạng thái khỏe mạnh, dẻo dai.