iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Phình đĩa đệm là gì? Phình đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Phình đĩa đệm là một bệnh lý có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe suy giảm. Nếu như không để ý, ở giai đoạn đầu dấu hiệu phình đĩa đệm rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau bình thường. Vậy phình đĩa đệm là gì và liệu rằng phình địa đệm có chữa khỏi được không? Cùng phòng khám chiropractic Hà Nội đi tìm hiểu chi tiết ngay bài viết dưới đây!

Tổng quan về vấn đề phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm là gì và những vị trí nào thường bị phình đĩa đệm. Toàn bộ sẽ được chuyên gia giải đáp bằng thông như sau:

Phình đĩa đệm là gì?

Bệnh phình đĩa đệm hay còn được biết tới với tên gọi phồng đĩa đệm là tình trạng mà đĩa đệm bị lệch khỏi trung tâm đĩa đệm nhưng vẫn chưa thoát ra ngoài hoàn toàn. Điều này khiến cho đĩa đệm bị biến dạng và phồng lên rồi chèn ép vào dây thần kinh gây đau thắt lưng, thường xảy ra ở vùng lưng dưới, ngực hoặc cổ. Nếu như không được điều trị sớm, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài đĩa đệm gây thoát vị và khi đó trình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn rất nhiều.

Phình đĩa đệm là khi đĩa đệm bị biến dạng, phình ra to hơn
Phình đĩa đệm là khi đĩa đệm bị biến dạng, phình ra to hơn

Những vị trí phình đĩa đệm thường thấy

Phình đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là phình đĩa đệm cổ và phình đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Phình đĩa đệm đốt sống cổ: Đốt sống cổ là khu vực hoạt động nhiều, từ đó rất dễ bị tổn thương và gây thoái hóa. Đốt sống cổ thường sẽ bị phình ra hai bên trái hoặc phải, tùy vào từng tình trạng bệnh mà có các triệu chứng khác nhau. Song, điển hình nhất vẫn là đau nhức cổ, vai và lan xuống bả vai.

Phình đĩa đệm cột sống thắt lưng: Theo thống kê, có tới 90% bệnh nhân bị phình đĩa đệm cột sống thắt lưng. Trong đó, có phình đĩa đệm L4 L5 hay L5 S1 (S1 được hiểu là đốt sống cùng 1 nằm ở cuối cùng cột sống). Vị trí thắt lưng thường chịu rất nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương rồi gây phình đĩa đệm với biểu hiện đau lưng rồi lan xuống mông và chân.

Triệu chứng phình đĩa đệm

Đĩa đệm là vị trí không có dây thần kinh, nên ở giai đoạn khởi phát sẽ chưa có dấu hiệu nào xảy ra. Chỉ khi đã ở tình trạng nặng thì người bệnh mới cảm thấy một số các biểu hiện bất thường.

Tùy vào từng vị trí phình đĩa đệm sẽ có dấu hiệu cụ thể.

Phình đĩa đệm đốt sống cổ

Vùng cổ và xương bả vai có triệu chứng đau, ngứa, tê ran.

Các cơn đau từ cổ lan xuống cánh tay, cẳng tay và cả ngón tay.

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi tình trạng đã tiến triển nặng hơn.

Khi nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Phình đĩa đệm đốt sống thắt lưng

Di chuyển có nhiều khó khăn.

Sức mạnh ở cơ và gân chân dần giảm đi, rồi dẫn tới tình trạng tê, ngứa ran.

Đại tiện, tiểu tiện bị rối loạn.

Thậm chí, khi nghiêm trọng có thể gây liệt từ thắt lưng xuống.

Nguyên nhân phình đĩa đệm

Bệnh phình đĩa đệm có thể xuất hiện do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các yếu tố điển hình.

Tuổi tác: Ở độ tuổi trung niên hay cao tuổi thì đĩa đệm trở nên khô cứng bởi mất nước và thiếu đi độ linh hoạt ban đầu. Bất cứ tác động hay chèn ép nào cũng sẽ khiến cho đĩa đệm bị phồng lên.

Người già dễ mắc phình đĩa đệm do quá trình lão hóa tự nhiên
Người già dễ mắc phình đĩa đệm do quá trình lão hóa tự nhiên

Chấn thương: Các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, bị tác động mạnh… vào vùng cột sống cũng sẽ khiến cho phình đĩa đệm xuất hiện.

Di truyền: Cha mẹ từng bị phình đĩa đệm thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Vận động sai tư thế: Sai tư thế ngồi cong lưng, cúi cổ, người nghiêng… trong thời gian dài khiến cột sống bị ảnh hưởng nặng. Từ đó, dẫn tới tình trạng phình đĩa đệm.

Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng cao, thừa cân sẽ gây áp lực lớn lên cột sống làm cấu trúc đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Chất kích thích: Sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…. sẽ khiến cho khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm bị giảm đi khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Phình đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phình đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng đổi lại sẽ có các biến chứng trầm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho cơn đau diễn ra phổ biến và giảm khả năng vận động. Đặc biệt là khi nhân nhầy đã bị lọt ra khỏi bên ngoài qua vết nứt của bao xơ khiến cho tủy sống bị chèn ép gây liệt hệ vận động và thậm chí là tàn phế.

Cơ bắp suy yếu

Khi đĩa đệm phồng lên sẽ chèn ép dây thần kinh nuôi dưỡng các cơ khiến cho chúng không thể nuôi dưỡng cơ một cách đầy đủ, lâu dần dẫn tới tình trạng teo cơ, mất sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở cánh tay và chân.

Rối loạn cảm giác

Đĩa đệm bị chèn ép sẽ thường xuyên xuất hiện tê bì khiến người bệnh đôi khi nhầm lẫn giữa cảm giác đau và nóng lạnh. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Chức năng ruột và bàng quang giảm

Đây là một biến chứng nguy hiểm thường diễn ra ở phình đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi đó, chức năng bàng quang và ruột bị suy giảm và khiến cho đại tiện lẫn tiểu tiện không thể kiểm soát. Khi mắc phải biến chứng này thì bệnh đã ở mức độ nặng và cần đi khám ngay lập tức.

Phình đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Rất nhiều người thắc mắc rằng phình đĩa đệm có chữa khỏi được không? Thực tế, phình đĩa đệm là dấu hiệu sớm của thoát bị đĩa đệm, nếu như được phát hiện kịp thời vẫn có thể điều trị và khỏi hoàn toàn. 

Hiện nay, bệnh phình đĩa đệm cũng đang áp dụng rất nhiều cách điều trị khác nhau. Song, để hiệu quả mà tránh rủi ro thì các biện pháp bảo tồn luôn được ưu tiên hàng đầu.

Cách điều trị phình đĩa đệm

Như đã đề cập thì bệnh phình đĩa đệm có rất nhiều các phương pháp điều trị khác nhau. Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ áp dụng cách chữa sao cho phù hợp.

Chườm nhiệt

Chườm nhiệt lạnh và nóng là một cách chữa phình đĩa đệm tại nhà khá hiệu quả để giảm đau và thư giãn. Nên thực hiện chườm lạnh sau đó là chườm nóng tại khu vực bị phình đĩa đệm.

Bài tập

Nên sử dụng các bài tập nhẹ nhàng hay tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sự dẻo dai của hệ xương khớp. Ngoài ra, còn giảm áp lực, giảm tình trạng yếu cơ cũng như giúp tuần hoàn máu tốt hơn.

Tập luyện nhẹ nhàng để giảm đau phình đĩa đệm
Tập luyện nhẹ nhàng để giảm đau phình đĩa đệm

Dùng thuốc

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sao cho phù hợp nhất.

Thuốc giảm đau, kháng viêm không kê toa: Là nhóm thuốc phổ biến có chức năng giảm đau ở mức độ nhẹ như vitamin nhóm B đường uống hay tiêm, paracetamol.

Thuốc giảm đau, kháng viêm kê toa: Đây là nhóm thuốc giảm đau ở mức độ mạnh hơn và dùng cho các cơn đau cấp tính. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng sẽ mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn. Nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giãn cơ: Các bệnh nhân phồng đĩa đệm cộng với xuất hiện các dấu hiệu như co thắt các cơ liên quan… thì sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn cơ.

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic tại ICCARE

Trị liệu thần kinh cột sống chiropractic tại ICCARE là một trong những phương pháp được chuyên gia đánh giá rất cao trong việc điều trị. Không dùng thuốc, không phẫu thuật, chiropractic sử dụng lực bàn tay của bác sĩ để tác động vừa phải lên vị trí đốt sống bị sai lệch với mục đưa cột sống về đường cong sinh lý tự nhiên.

Phẫu thuật

Trường hợp các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả hay tình trạng bệnh ở mức độ nặng thì phẫu thuật sẽ được can thiệp. Phẫu thuật với nhằm loại bỏ các đĩa đệm bị phình và giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị tái phát sau phẫu thuật.

Phòng ngừa phình đĩa đệm hiệu quả

Phình đĩa đệm có thể xuất hiện theo thời gian, gây khó khăn trong việc ngăn ngừa. Dù vậy, mọi người vẫn có thể thực hiện các biện pháp sau để tránh phình đĩa đệm hiệu quả nhất.

Luôn duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giảm áp lực lên cột sống.

Tập luyện thể dục thường xuyên để cơ xương khớp được linh hoạt, tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai.

Người làm việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ nên vận động 15-20 phút sau mỗi 2-3 tiếng làm việc.

Luôn làm việc, sinh hoạt đúng tư thế.

Phình đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống và cả người trẻ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho mọi người sớm phát hiện bệnh (nếu có) để điều trị kịp thời. Ngoài ra, còn giúp bạn biết cách phòng tránh để giữ được một cột sống khỏe mạnh.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call