iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Ngủ bị trẹo cổ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và khắc phục hiệu quả

Ngủ bị trẹo cổ có thể là do khi ngủ không đúng tư thế hoặc cũng bởi nhiễm lạnh… Dù là nguyên nhân gì đi nữa cũng không thể tránh khỏi việc khó khăn trong cúi, xoay, ngẩng đầu khi bị trẹo cổ lúc ngủ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng trẹo cổ khi ngủ mà phòng khám chiropractic ICCARE mà bạn cần áp dụng ngay khi gặp phải.

Ngủ bị trẹo cổ là gì?

Ngủ bị trẹo cổ là khi mà thức dậy cổ bị nghiêng sang một bên, nếu như xoay trái phải hay cúi xuống ngẩng lên đều cảm thấy rất đau. Đây là tình trạng co thắt cơ trơn khiến cho cơ cổ bị rối loạn vận động.

Mặc dù ngủ bị trẹo cổ có không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến người mắc cảm thấy khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Mọi người hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục để giảm đau hiệu quả.

Ngủ bị trẹo cổ là tình trạng co thắt cơ trơn và làm cho cơ cổ rối loạn vận động
Ngủ bị trẹo cổ là tình trạng co thắt cơ trơn và làm cho cơ cổ rối loạn vận động

Nguyên nhân nằm ngủ bị trẹo cổ

Ngủ dậy bị đau cổ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các lý do bị trẹo cổ khi ngủ dậy.

Nằm sai tư thế

Nằm sai tư thế là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho bạn bị trẹo cổ khi ngủ dậy. Có thể là do sở thích khi ngủ nằm nghiêng 1 bên hoặc trong lúc ngủ say đổi tư thế mà không thể kiểm soát. Việc ngủ nghiêng trong thời gian quá lâu khiến cổ bị lệch, gây áp lực lên các cơ vùng cổ. Từ đó, dây chằng bị giãn quá mức và gây đau cổ. 

Gối đầu quá cao, cứng

Rất nhiều người có thói quen ngủ gối cao và cứng, ngủ trong tư thế không thoải mái khiến cơ thang, cơ ức đòn chũm căng cứng. Cũng có một vài trường hợp sưng cả một bên cổ bên cộng với bị trẹo cổ. Đó cũng là nguyên nhân ngủ bị trẹo cổ cơ bị căng cứng và đau vào ngày hôm sau.

Khó ngủ

Việc bị mất ngủ, ngủ hay bị tỉnh khiến nhiều người lăn đi lăn lại nhằm cố gắng để vào giấc. Tuy nhiên, điều này cũng chính là một trong những lý do bị trẹo cổ khi ngủ dậy do không được thư giãn và cổ phải chịu áp lực nặng nề. Nếu như tình trạng này không được cải thiện sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.

Bị nhiễm lạnh

Cổ bị lạnh khi ngủ cũng là một nguyên nhân khiến bạn mắc phải trẹo cổ. Lúc lạnh sẽ làm lưu thông tuần hoàn tại vùng cổ dẫn tới việc cổ bị căng cứng và đau mỗi khi thức dậy.

>>> Xem thêm: Gai đốt sống cổ là gì? Bị gai đốt sống cổ có chữa được không?

Ngủ dậy bị trẹo cổ phải làm sao? Khi nào cần thăm khám?

Ngủ sai tư thế bị đau cổ phải làm sao để khắc phục? Nếu như gặp phải tình trạng này bạn nên thực hiện như sau.

Thư giãn cổ

Cổ không chỉ có vai trò đảm nhiệm trọng lượng của toàn bộ đầu mà còn giúp cơ thể cử động cúi xuống, ngẩng lên và xoay. Ngủ bị trẹo cổ sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó khăn khi hoạt động. Do đó, cần phải cho cổ được thư giãn một lúc. Vận động nhẹ nhàng khi xoay sang hai bên giúp điều chỉnh lại tư thế đúng của cổ.

Chườm lạnh

Trường hợp ngủ bị trẹo cổ đơn thuần và phát hiện trong thời gian ngắn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng chườm lạnh. Lấy đá cho vào túi hay khăn vải sạch và chườm vùng cổ bị đau trong khoảng 10-15 phút.

Việc chườm lạnh sẽ giúp cho cơ được thư giãn, giảm đau và dễ chịu hơn khá nhiều. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thực hiện phương án khác nếu nó không mang hiệu quả.

Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau hiệu quả khi bị trẹo cổ
Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau hiệu quả khi bị trẹo cổ

Chườm nóng

Người ngủ bị trẹo cổ hoàn toàn có thể sử dụng phương án chườm ấm để làm thư giãn, giảm co cứng, tăng lưu thông tuần hoàn. Qua đó, giúp cho người bệnh giảm đau, thoải mái và cải thiện tình trạng trẹo cổ. Nếu như người bị thoái hóa cột sống hay thường xuyên bị trẹo cổ thì nên chườm nóng.

Có rất nhiều phương án chườm nóng khác nhau như:

Chườm ấm bằng giấm: Đổ giấm vào vài miếng vải rồi đặt lên vùng cổ bị đau rồi lấy túi chườm nóng khoảng 50-60 độ để chườm. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau, thoải mái mà không bị nóng vị trí đã chườm. Ngoài ra, nên chườm từ 20-30 phút mỗi lần tới khi túi chườm đã hết nóng.

Chườm ấm bằng bột sắn dây: Lấy 100g sắn dây, 20g Cam thảo, Bạch thược 50g rồi cho vào một túi vải sạch và đúng nóng trong 30 phút. Sau đó vớt ra và để nhiệt độ khoảng 50-60 độ thì chườm lên vùng cổ bị đau.

Chườm ấm bằng muối rang: Lấy 100-200g muối rồi cho vào rang nóng rồi đổ muối ra túi vải hay khăn mềm. Khi đã đạt nhiệt độ khoảng 50-60 độ thì chườm vào vùng cổ bị đau. Người ngủ bị trẹo cổ có thể lần 1-2 lần mỗi ngày để giảm đau.

Xoa bóp

Ngủ bị trẹo cổ khiến cơ căng cứng và khó chuyển động, khi này có thể xoa bóp vùng cổ bị đau để giảm căng cơ, giảm đau và tạo sự thoải mái. Xoa bóp kết hợp các loại dầu thoa sẽ hiệu quả hơn khá nhiều. Dầu thoa giúp làm nóng da, tăng lưu thông tuần hoàn và tạo sự kích thích vùng cổ hơn.

Nếu như bạn bị trẹo cổ kèm các dấu hiệu như sau thì nên đi khám ngay lập tức.

  • Sốt cao.
  • Đau đầu.
  • Đau ngực đồng thời khó thở.
  • Xuất hiện cục u ở vùng cổ bị đau.
  • Khó nuốt khi ăn.
  • Cơn đau lan dần xuống cánh tay hay chân.
  • Ngứa hoặc bị tê bì tay chân.

Phương pháp điều trị ngủ trẹo cổ

Bên cạnh các thủ thuật làm giảm đau cho việc ngủ bị trẹo cổ tại nhà thì người bệnh cũng có thể dùng các phương pháp điều trị hiệu quả sau.

Dùng thuốc giảm đau

Khi ngủ bị trẹo cổ, người bệnh có thể được kê các loại thuốc giãn cơ diazepam, thuốc giảm đau paracetamol hay thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen… Nên nhớ rằng khi dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Tập vật lý trị liệu

Tùy vào từng tình trạng trẹo cổ của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng các bài tập phù hợp. Qua đó, giúp cho bệnh nhân giảm đau, sưng và thoải mái khi vận động. Cũng có thể kết hợp máy móc để các bài tập đạt hiệu quả cao. Lưu ý, các bài tập phải có sự hướng dẫn của bác sĩ hay cơ sở tập uy tín.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi bị vẹo cổ quá nặng hay các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Có thể thực hiện phẫu thuật kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh/cơ, hợp nhất các đốt sống cổ có biểu hiện bất thường hoặc kích thích não làm cản trở các tín hiệu thần kinh. 

Dù vậy, phẫu thuật không được khuyến khích khi để lại nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tái phát và cơn đau càng nặng hơn….

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp điều trị bị trẹo cổ khi ngủ hiệu quả không cần thuốc hay phẫu thuật. Phương pháp này hoàn toàn làm bằng lực bàn tay nắn chỉnh các vị trí sai lệch về tư thế ban đầu. Qua đó, giải phóng sức ép cho dây thần kinh để làm giảm đau, vận động dễ dàng hơn.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp hiệu quả khi trẹo cổ
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là phương pháp hiệu quả khi trẹo cổ

Các cách phòng tránh ngủ trẹo cổ hiệu quả

Để có thể tránh tình trạng ngủ bị trẹo cổ gây ra sự khó khăn trong sinh hoạt thì tốt hơn hết bạn nên tuân thủ các điều sau.

Không nghiêng cổ một bên quá lâu khi ngủ. 

Không gối đầu quá cao hoặc quá cứng.

Giữ đầu ở tư thế đúng khi học tập, làm việc và ngủ.

Không xoay cổ bất ngờ quá mạnh.

Tránh ngủ ở khu vực lạnh, ẩm thấp ảnh hưởng trực tiếp đến cổ.

Ngủ bị trẹo cổ là một tình trạng diễn ra rất phổ biến và khiến người mắc gặp không ít phiền toái. Những biện pháp khắc phục bên trên chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy có ích để áp dụng cho vấn đề bị trẹo cổ khi ngủ dậy hiệu quả.

>>> Xem thêm: Đốt sống cổ bị lồi nguy có hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call