Xẹp đốt sống xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân như loãng xương, ung thư xương… Điều đáng quan ngại là bệnh lý này ngày càng diễn ra ở người trẻ. Rất nhiều bệnh nhân đang đặt ra câu hỏi rằng liệu xẹp đốt sống có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Xẹp đốt sống là gì?
Xẹp đốt sống được hiểu là tình trạng đốt sống bị xẹp gây biến dạng, giảm chiều cao thân đốt sống và đau nhức dữ dội. Cụ thể, các vị trí xuất hiện xẹp đốt sống thường gặp là xẹp đốt sống cổ, xẹp đốt sống ngực và đặc biệt là xẹp đốt sống lưng bởi đây là nơi chịu nhiều áp lực trọng lượng cơ thể nhất.
Thông thường, xẹp đốt sống sẽ bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xương sống bị mất đường cong sinh lý.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện đĩa đệm lồi ra khỏi khớp xương.
- Giai đoạn 3: Đĩa đệm có dấu hiệu xẹp dần.
- Giai đoạn 4: Nặng nhất là khi hai đốt xương dính lại với nhau gây thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Dấu hiệu của xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống sẽ có các dấu hiệu như sau.
Dấu hiệu xẹp đốt sống lưng
Đau lưng đột ngột.
Đứng và di chuyển gây đau hơn, chỉ giảm khi nằm.
Thậm chí biến dạng như gù hay chiều cao bị giảm đi.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn hay rối loạn cơ tròn… khi xẹp đốt sống chèn dây thần kinh.
Dấu hiệu xẹp đốt sống cổ
Những hoạt động như cúi, xoay cổ, leo cầu thang… sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn.
Lún đốt sống cổ trầm trọng còn khiến người bệnh đứng không vững, dễ ngã.
Có thể xuất hiện sốt nhẹ.
>>> Xem thêm: TOP bài tập thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không nên bỏ qua
Nguyên nhân dẫn tới xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống xuất hiện có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
Loãng xương
Loãng xương là một trong những yếu tố chính gây xẹp đốt sống lưng. Đặc biệt là ở phụ nữ trên 50 tuổi do thiếu Estrogen. Loãng xương sẽ khiến cho xương bị yếu, mỏng, giòn. Người bị loãng xương nặng khi hắt hơi mạnh, nâng đồ vật nhẹ… cũng có thể dẫn tới xẹp đốt sống.
Ung thư xương
Những người dưới 55 tuổi không có tiền sử chấn thương hay chỉ chấn thương nhẹ thì ung thư xương hoàn toàn gây ra tình trạng xẹp đốt sống. Cột sống là nơi mà nhiều loại ung thư di căn xuất hiện, nó phá hủy một phần của đốt sống và xẹp xuống.
Ngồi sai tư thế
Ngồi sai tư thế là một nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn mắc phải xẹp đốt sống ở người trẻ hiện nay. Ngồi không đúng tư thế, màn hình quá gần và thấp so với mắt hay ngồi quá lâu không vận động giãn gân cốt. Ngoài ra, việc lười tập luyện cũng sẽ khiến cho xẹp đốt sống ngày càng nhiều.
Gãy xương
Những chấn thương do tai nạn, té ngã, lao động… đều có thể khiến cho xẹp đốt sống xuất hiện. Nhất là những người bị loãng xương ở mức trung bình khi chấn thương thì nguy cơ đốt sống bị xẹp càng cao hơn bình thường.
Xẹp đốt sống có nguy hiểm không?
Xẹp đốt sống khi không được phát hiện và điều trị kịp thời hoàn toàn gây ra các biến chứng khó lường.
Mất vững từng đoạn cột sống
Đốt sống kết nối với nhau để nâng đỡ cột sống và chịu lực cơ thể cũng như di chuyển. Một khi xẹp đốt sống tới 50% thì mất vững từng đoạn nguy cơ cao sẽ xảy ra. Từ đó khiến cho tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cũng sẽ bắt đầu.
Gù cột sống
Xẹp đốt sống cũng có thể dẫn tới việc gù cột sống. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, chán ăn, mệt mỏi do cột sống chèn ép lên tim, phổi, ruột…
Chèn ép dây thần kinh và tủy sống
Khoảng cách giữa tủy sống và ống sống sẽ bắt đầu thu hẹp lại do xẹp ống sống gây ra. Từ đó, gây chèn ép dây thần kinh tủy sống và gây thiếu máu lẫn oxy lên đến tủy sống. Khi đó, người bệnh sẽ dễ dàng cảm thấy đau đớn ở phần đốt sống bị xẹp, thậm chí là khuyết tật thần kinh trầm trọng hay vĩnh viễn nếu như tủy sống bị ảnh hưởng nặng.
Phương pháp chẩn đoán xẹp đốt sống
Để có thể chẩn đoán được nguyên nhân xẹp đốt sống cần thực hiện các kiểm tra dưới đây.
Chụp X-quang nhằm kiểm tra tình trạng của đốt sống và xác định nguyên nhân gây kích thích rễ thần kinh như: Gãy xương hay thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống.
Chụp CT hay CAT đồng thời chụp tủy đồ cột sống để nhìn rõ, chi tiết tình trạng của xương người bệnh.
MRI để nhìn rõ tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh, cũng như nhận diện được nguy cơ xuất hiện của phì đại, thoái hóa hay các khối u.
Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) hay đo mật độ xương với mục đích là đo mật độ khoáng chất của xương. Ngoài ra, còn có thể xác định xương có bị loãng hay không?
Cách điều trị xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống có thể được khắc phục và ngăn chặn kịp thời nếu như người bệnh được điều trị đúng cách. Nhiều người không khỏi thắc mắc chi phí điều trị xẹp đốt sống có lớn không? Tùy vào từng mức độ và phương pháp điều trị sẽ có các con số khác nhau.
Dùng thuốc
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng đối tượng mà bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc như chống viêm non-steroid, giãn cơ, giảm đau…. Đương nhiên, đây là biện pháp giảm đau hiệu quả nhưng không điều trị tận gốc.
Nẹp lưng
Nẹp lưng có tác dụng giống như bó bột để nâng đỡ cơ thể và hạn chế cử động chỗ bị gãy xương. Đương nhiên, nó sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt.
Phẫu thuật
Với một số trường hợp xẹp đốt sống sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật với hai loại phổ biến là tạo hình đốt sống và tạo hình vùng gù. Đổi lại, phương pháp này cũng sẽ để lại khá nhiều rủi ro từ biến chứng của bệnh.
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Nếu như phát hiện sớm thì điều trị cột sống Chiropractic là một giải pháp an toàn hiệu quả cho người bệnh. Dùng lực bàn tay của bác sĩ để trực tiếp điều chỉnh, phục hồi đường cong sinh lý cột sống người bệnh. Kết hợp các thiết bị hiện đại và bài tập hiệu quả để giảm đau cho người bệnh.
ICCARE chính là một trong những đơn vị phòng khám xương khớp tiên phong trong việc vận dụng điều trị Chiropractic cho người bệnh. Với kết quả tích cực thì hiện nay, ICCARE tiếp tục mở rộng và điều trị cho nhiều lượt bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.
Phòng ngừa xẹp đốt sống như thế nào?
Phòng hơn chữa, bất cứ bệnh lý nào thì cũng nên phòng từ sớm để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là một số cách ngừa xẹp đốt sống hiệu quả.
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Tập luyện thể thao điều độ và quan trọng là nên tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai cho xương khớp.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và có phương pháp điều trị nếu có bệnh lý.
Xẹp đốt sống không chỉ xuất hiện ở những đối tượng cao tuổi mà người trẻ cũng đang có nguy cơ mắc rất cao do thói quen sinh hoạt, làm việc không đúng tư thế. Thông qua bài viết này, hy vọng mọi người sẽ nhanh chóng khắc phục những vấn đề có thể dẫn tới tình trạng xẹp đốt sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân tốt hơn.
>>> Xem thêm: Đốt sống cổ bị lồi nguy có hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?