Bị đau cổ tay nhưng không sưng là một tình trạng khá phổ biến hiện nay khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Đau cổ tay mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn nên xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị đúng cách để đảm bảo không có biến chứng đáng tiếc. Cùng phòng khám chiropractic ICCARE đi tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Tổng quan về đau cổ tay
Muốn biết được đau cổ tay là bệnh gì thì cần phải nắm rõ được các bộ phận, cấu tạo bên trong cổ tay mỗi người.
Cấu tạo của cổ tay
Cổ tay gồm rất nhiều thành phần và cấu trúc. Trong đó, ống cổ tay là một đoạn xương cổ tay có tổng cộng 8 xương cổ tay, tạo thành một vòng cung và dây chằng ngang cổ tay. Bên trong ống cổ tay được xác định là 9 đoạn dây chằng kéo xuống ngón tay.
Dây thần kinh trung tuyến (median) chạy ngang qua ống cổ tay. Bên trong nó có chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đến các ngón tay.
Dây thần kinh trung tuyến nằm ngay dưới dây chằng ngang nên khi cổ tay hay ngón tay cong và duỗi thì nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với dây chằng.
Đau cổ tay là bệnh gì?
Đau cổ tay nhiều khả năng sẽ phát từ các chứng khớp cổ tay, phần mềm xung quanh khớp: gân, bao gân hay dây chằng hoặc túi thanh dịch và dây thần kinh… Đau cổ tay là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác nhau. Khi gặp tình trạng này, nhiều người không thăm khám mà tự mua thuốc hay sử dụng các bài tập khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Triệu chứng của đau cổ tay
Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi thường sẽ có các biểu hiện như:
Đau cổ tay, có thể lan sang các khu vực lân cận như cánh tay và khuỷu tay.
Xuất hiện sưng, cứng khớp cổ tay hay đỏ.
Bàn tay, ngón tay có cảm giác bị tê bì.
Vận động cổ tay gặp nhiều khó khăn.
Đau cổ tay khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi mắc phải chứng đau cổ tay, bạn sẽ phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như thuốc các trường hợp như:
Đau cổ tay kéo trên 6 tuần mà không thuyên giảm.
Đau cổ tay trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và lan rộng.
Xuất hiện sưng, nóng, đỏ và cứng khớp cổ tay.
Có cảm giác tê bì, yếu ở ngón tay và bàn tay.
Khó khăn khi vận động cổ tay.
>>> Xem thêm: Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi do đâu, có nguy hiểm không?
Nguyên nhân đau cổ tay
Như đã đề cập thì đau cổ tay xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ làm việc, bệnh lý… đều nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Chấn thương
Bệnh lý thoái hóa khớp có thể khiến xương dưới sụn và sụn bị tổn thương, từ đó gây ra đau cổ tay. Tình trạng thoái hóa tự nhiên là không thể tránh, nhưng nếu như vận động cổ tay quá nhiều và lặp đi lặp lại sẽ dẫn tới quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Khi bệnh lý ở giai đoạn nhẹ cũng rất khó để phát hiện. Một khi đau nhức xuất hiện cũng là lúc mà các gai xương bắt đầu mọc lên và trầm trọng hơn.
Hội chứng ống cổ tay
Những đối tượng như dân văn phòng, thường xuyên ngồi máy tính hay chơi các môn thể thao sử dụng cổ tay nhiều như golf, cầu lông, quần vợt… khi cổ tay phải hoạt động quá nhiều khiến cho sự căng thẳng xuất hiện ở khuỷu vai, tay đặc biệt là cổ tay.
Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ gây ra các cơn đau ở vai, khuỷu tay và cổ tay. Ngoài ra, việc bị chèn ép dây thần kinh giữa cũng khiến cho người bệnh có cảm giác tê bì, loạn cảm tại ngón cái, ngón trỏ hay ngón giữa và cả một phần ngón nhẫn.
Một số các trường hợp thì cơn đau còn lan ra cẳng tay và cả bàn tay. Nếu như không điều trị kịp thời thì sức mạnh cổ tay sẽ dần yếu đi và gặp khó khi nắm và đánh rơi đồ khi cầm.
Hội chứng chèn ép đúp
Dây thần kinh cổ tay sẽ bắt đầu từ cổ, do đó khi mà cổ có sự sai lệch khớp và chèn ép dây thần kinh tại nguồn (chèn ép số 1). Sau đó, ảnh hưởng lan xuống thần kinh cổ tay (chèn ép số 2). Đây được gọi là hội chứng chèn ép đúp và gây ra cơn đau ở hai nơi.
Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là khi mà bao gân cơ dạng dài ngón cái lẫn gân cơ duỗi ngắn ngón cái bị viêm. Rồi gây ra tình trạng đau cổ tay, phần dưới cẳng tay và cả trên ngón cái. Đau cổ tay cũng rất có thể là dấu hiệu của hội chứng De Quervain.
Cách chẩn đoán chứng đau cổ tay
Đau nhức cổ tay, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán như.
- X-ray: Nhằm đánh giá tình trạng xương và khớp cổ tay.
- Siêu âm: Xem chi tiết các cấu trúc mềm như gân, dây chằng…
- MRI: Nhằm xem xét chi tiết các cấu trúc mềm trong cổ tay.
- Kiểm tra chức năng cổ tay: Nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của bệnh đến khả năng vận động hằng ngày.
Phương pháp điều trị đau cổ tay
Đối với các trường hợp đau cổ tay ở tình trạng nhẹ có thể điều trị ở nhà hoàn toàn mang lại hiệu quả. Đổi lại, khi bệnh lý đã trầm trọng hơn thì khuyến khích người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế.
Điều trị đau cổ tay tại nhà
Áp dụng các bài tập cổ tay: Thực hiện các bài tập cổ tay nhằm giúp cho gân dẻo dai, tăng cường sức mạnh khớp cổ tay và giảm đau. Tuy nhiên, đây là phương pháp không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau cổ tay.
Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bệnh nhân xoa dịu tình trạng ngay. Đổi lại, không nên lạm dụng thuốc và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị đau cổ tay tại cơ sở y tế, địa điểm có chuyên môn
Vật lý trị liệu
Đau cổ tay hoàn toàn có thể được bác sĩ áp dụng các bài tập vật lý trị liệu bằng cách băng cổ tay và kết hợp tập phục hồi cụ thể cho các chấn thương bong gân, viêm gân… Lưu ý, nên tập đúng cách để nâng cao hiệu quả và phòng tránh tình trạng nặng hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được đưa vào áp dụng khi tình trạng bệnh đã quá nặng hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả khả quan. Một số các phương pháp phẫu thuật gồm:
Thủ thuật phẫu thuật khớp: Nhằm khắc phục các tổn thương tại xương và khớp của cổ tay.
Thủ thuật giải phẫu: Để giải quyết vấn đề chèn ép dây thần kinh ở ống cổ tay.
Thủ thuật tái tạo: Nhằm tái tạo cấu trúc đã bị tổn thương trong ống cổ tay.
Đau cổ tay là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý khác nhau khiến người mắc gặp khó khăn khi sinh hoạt hay làm việc mỗi ngày. Nếu như tình trạng đau cổ tay kéo dài không khỏi sau khi áp dụng biện pháp điều trị tại nhà thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ sớm nhất.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay hiệu quả không thể bỏ qua