Đau bụng dưới bên trái không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà nó còn cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe nguy hiểm. Cần phải nắm rõ đau bụng dưới bên trái là bị gì, khi nào nên đi khám và cách điều trị tránh hậu quả khôn lường.
Đau bụng dưới bên trái là gì?
Đau bụng dưới bên trái được hiểu là những cơn đau bụng cấp tính hay mãn tính ở vùng dưới bên trái của bụng. Mức độ đau sẽ còn tùy thuộc và tình trạng của mỗi người, có thể là đau hành kinh, tổn thương nhẹ hay các bệnh lý liên quan đến đau bụng.
Các vị trí đau bụng dưới bên trái cần chú ý
Tổng hợp các vị trí đau bụng dưới bên trái có liên quan đến các cơ quan nội tạng trong hệ tuần hoàn và bài tiết như:
- Đau bên trái ở phía trên: Có thể là cơn đau có liên quan đến lá lách, tuyến tụy hay dạ dày hoặc phổi và đại tràng. Nên lưu ý bởi đây cũng là dấu hiệu của các cơn đau tim, thậm chí dẫn tới thiệt mạng.
- Đau bên trái dưới vùng rốn: Khi đau khu vực này có thể hiểu là do ảnh hưởng đến dạ dày, tử cung ở nữ giới hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Đau bên trái dưới bụng, vùng bụng dưới trái: Các cơn đau này có liên quan đến đại tràng, ruột thừa.
- Đau ở phía dưới bên trái bụng, lưng dưới trái: Có liên quan đến thận và sỏi thận.
Đau bụng dưới bên trái là bị gì?
Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mức độ đau cũng sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân, có thể đau cấp tính hay mãn tính.
Đau bụng dưới bên trái do tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa có thể khiến cho người bệnh đau bụng dưới bên trái âm ỉ, kéo dài. Đồng thời kèm theo các biểu hiện là chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
- Viêm túi thừa: Khi túi thừa bị viêm sẽ khiến cho các mô mềm xung quanh bị sưng lên rồi đau bụng kèm biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc sốt, đại tiện khó khăn.
- Viêm ruột thừa: Đau bụng bên trái có phải đau ruột thừa không? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu cơn đau bên trái cách rốn khoảng 5cm do nhiễm trùng hay tắc nghẽn ruột thừa. Ngoài ra, viêm ruột thừa còn biểu hiện buồn nôn, nôn, táo bón hay rối loạn tiêu hóa.
- Viêm loét đại tràng: Đại tràng xuống hay đại tràng Sigma bị viêm có thể gây ra đau bụng dưới bên trái. Biểu hiện là các cơn đau quặn hay âm ỉ, và mót rặn, đi ngoài phân lỏng, có thể có máu kèm chán ăn, mệt mỏi….
- Ung thư đại tràng: Khi khối u phát triển lớn gây tắc nghẽn và đau đớn cho đường ruột. Dấu hiệu của ung thư đại tràng là đau vùng bụng dưới trái hay phải, tiêu chảy, táo bón kèm máu trong phân, mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Hội chứng ruột kích thích: Rối loạn chức năng đường tiêu hóa hoàn toàn có thể khiến các cơn đau bụng dưới bên trái xảy ra từng cơn hoặc âm ỉ. Bên cạnh đó, còn có chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón.
>>> Xem thêm: Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai hay không?
Đau bụng dưới bên trái do tiết niệu
Sỏi thận, sỏi tiết niệu trái: Một khi soi di chuyển trong niệu quản sẽ gây đau thận dữ dội và lan ra lưng hay xuống bộ phận sinh dục. Trường hợp sỏi mắc kẹt tại niệu quản dưới trái còn gây đau bụng trái kèm tiểu buốt, rát hoặc ra máu.
- Tắc nghẽn niệu quản trái: Có nhiều nguyên nhân tắc nghẽn niệu quản trái do quá hẹp, dị dạng hay sỏi… khiến cho nước tiểu tới bàng quang bị giảm đi gây ứ đọng, tắc nghẽn rồi đau vùng bụng dưới bên trái.
- Viêm bàng quang: Bệnh lý này thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn do đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Với các triệu chứng là đau bụng dưới bên trái, tiểu buốt, tiểu rát…
- Nhiễm khuẩn đường niệu: Nhiễm khuẩn đường niệu do vi khuẩn xâm nhập thông qua đường tiêu hóa, máu hay ngược dòng. Bệnh lý này gây đau thắt lưng, bụng dưới, tiểu buốt, rắt và rát, có thể gây sốt và rét.
Đau bụng dưới bên trái do vấn đề nữ giới
- Mang thai ngoài tử cung: Trứng được thụ tinh rồi phát triển trong ống dẫn trứng. Khi kích thước tăng sẽ vỡ và gây đau bụng dưới bên trái dữ dội hay chảy máu âm đạo.
- U nang buồng trứng trái: Đây là khối u lành tính phát triển trong u buồng trứng trái. Khi phát triển sẽ khiến bụng to ra và đau bên trái kèm chu kỳ kinh nguyệt thất thường…
- Ung thư hệ thống sinh sản: Đau bụng dưới bên trái cũng có thể do khối u ác tính phát triển trong tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng. Kèm theo các biểu hiện khác như xuất huyết âm đạo bất thường, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Đau bụng dưới bên trái do vấn đề nam giới
- Thoát vị bẹn trái: Là khi mà ruột hay mạc nối… chui qua các lỗ tự nhiên khu vực bẹn và phát triển ở bẹn. Từ đó gây ra đau bụng dưới bên trái hay buồn nôn và nôn, bẹn sưng, căng…
- Xoắn tinh hoàn bên trái: Đây là một tình trạng mà dây chằng tinh hoàn bị xoắn, ngăn máu đến với bìu. Đau bụng dưới đột ngột, dữ dội, buồn nôn, tinh hoàn sưng hay đỏ.. chính là biểu hiện.
Đau bụng dưới bên trái nguy hiểm không?
Đau bụng dưới bên trái nguy hiểm nhưng cũng sẽ tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân cụ thể. Điển hình như viêm ruột thừa hay ung thư đại tràng… sẽ rất nguy hiểm nếu như người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đau bụng dưới bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bị đau bụng dưới bên trái, người bệnh sẽ cần gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng này.
- Đau liên tục, không giảm thậm chí là gia tăng.
- Có máu trong phân hay nước tiểu.
- Bụng căng cứng và đau khi chạm vào.
- Trễ kinh, nghi có thai nhưng ra máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng kèm sốt, buồn nôn và nôn
Cách điều trị đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái ở giai đoạn đầu và nhẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp giảm đau khác nhau.
Nghỉ ngơi
Cần có thời gian nghỉ ngơi, nằm ở một tư thế thoải mái nhất để thư giãn và giảm đau.
Ăn uống đầy đủ
Nên bổ sung các loại chất xơ, chất khoáng hay vitamin từ các loại rau xanh, củ quả… Đồng thời, hạn chế các chất kích thích từ bia, rượu, thuốc lá…
Dùng trà, chườm ấm
Tùy vào tình trạng người bệnh có thể sử dụng trà gừng hay mật ong ấm kết hợp chườm ấm lên vùng bụng trái bị đau để giảm triệu chứng.
Dùng thuốc
Một số trường hợp cũng có thể dùng thuốc không kê đơn paracetamol, NSAIDS (ibuprofen, naproxen….) nhằm giảm đau nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị y tế
Một số trường hợp đau bụng dưới bên trái sẽ cần nhập viện và điều trị chuyên khoa theo phác đồ của bác sĩ. Có thể kể tới như viêm ruột thừa, ung thư đại tràng…
>>> Xem thêm: Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? Vị trí, nguyên nhân và triệu chứng
Cách ngăn ngừa đau bụng dưới bên trái
Để tránh những cơn đau nhói bụng dưới bên trái nói riêng và đau bụng dưới bên trái nói chung, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm thì mỗi người nên tuân thủ những điều sau đây.
- Chăm sóc hệ tiêu hóa: Uống đủ nước, chất xơ và đi tiểu đều đặn tránh táo bón lẫn tiêu chảy.
- Tinh thần thoải mái: Tinh thần luôn thoải mái, lạc quan sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế chất kích thích: Hạn chế các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… để cơ thể luôn mạnh khỏe và giảm các bệnh lý về gan, thận, tiêu hóa hay phổi…
- Thường xuyên tập luyện: Thường xuyên tập luyện có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Ngoài ra, tập luyện còn bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi.Đau bụng dưới bên trái là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần theo dõi, và lập tức thăm khám khi có các triệu chứng bất thường. Bên cạnh đó,nên sử dụng các biện pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu nhằm giảm đau cho bản thân.