Bị tê tay trái nhưng sẽ giảm và biến mất trong thời gian ngắn thì điều đó không hề đáng lo. Nhưng nếu tê cánh tay trái mà lặp đi lặp lại thì rõ ràng bạn nên thăm khám ngay lập tức. Cùng ICCARE tìm hiểu việc bị tê tay trái là bệnh gì và có cách nào để khắc phục tình trạng này không?
Nguyên nhân bị tê tay trái
Tình trạng bị tê tay trái diễn ra có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến dẫn tới vấn đề này.
Ngủ sai tư thế
Ngủ dậy bị tê tay trái rất có thể do bạn đã ngủ sai tư thế khi nằm đè lên cánh tay hoặc bàn tay. Điều đó khiến cho máu không thể lưu thông khiến tay bị tê.
Chấn thương
Khi cánh tay bị chấn thương, các dây thần kinh rất dễ bị ảnh hưởng. Từ đó khiến cho tình trạng tê tay, ngứa râm ran hay mất cảm giác diễn ra ở cánh tay.
Tay ở một vị trí quá lâu
Tay bị giữ ở một vị trí không thoải mái quá lâu khiến cho dây thần kinh bị chèn ép từ đó cũng khiến tình trạng tê tay trái xuất hiện. Một số các công việc như giáo viên hay cầm phấn… rất dễ mắc chứng tê cánh tay, bả vai.
Do các bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên được hiểu là tình trạng tổn thương dây thần kinh ở vùng ngoại vi (dây thần kinh nằm ngoài não và tủy sống). Đó chính là bộ phận truyền tải thông tin ở các dây thần kinh trung ương tới các cơ.
Còn tùy vào tình trạng dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ có các triệu chứng khác nhau: Tê bì hay ngứa râm ran từ cánh tay xuống bàn tay, yếu cơ, teo cơ, co giật, tăng tiết mồ hôi…
>>> Xem thêm: Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị tê đầu ngón tay hiệu quả
Tê tay trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu như bản thân bị tê tay trái mà lặp đi lặp lại và không thuyên giảm thì rõ ràng đó là dấu hiệu của các bệnh lý.
Vấn đề về thần kinh
Tê tay trái là bệnh gì? Đó có thể là vấn đề về thần kinh như bệnh ngoại vi thần kinh, hội chứng ống cổ tay, hội chứng lối thoát ngực… khi này dây thần kinh bị chèn ép khiến cho tình trạng tê tay diễn ra.
Vấn đề về cột sống
Các bệnh lý như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống đốt sống cổ.. khiến cho dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó, gây ra tình trạng tê bì chân tay, đặc biệt là ở cánh tay.
Bệnh đa xơ cứng
Bị tê cánh tay trái rất có thể là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng. Đó chính là rối loạn gây ảnh hưởng đến não cũng như tủy sống. Một khi hệ thần kinh đã bị tổn thường thì rất có thể bệnh sẽ khiến cho cánh tay bị mất cảm giác.
Máu lưu thông kém
Quá trình lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể kém đi do vấn đề về động và tĩnh mạch. Từ đó, khiến cho hiện tượng tê bì ở chân tay, nóng ran ở cánh tay trái.
Nhồi máu cơ tim
Thường xuyên gặp tình trạng tê bàn tay trái cũng rất có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Khi đó, các động mạch vành bị tắc nghẽn, không đủ lượng máu mang oxy tới tim các và bộ phận khác trên cơ thể.
Ngoài ra, nhồi máu cơ tim còn có các dấu hiệu như đau ngực dữ dội, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…. Nhồi máu cơ tim là một bệnh nguy hiểm nên cần phải cấp cứu ngay lập tức.
Đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng mạch máu não có thể bị vỡ hay tắc nghẽn khiến cho não không đủ oxy hay máu để hoạt động bình thường. Đột quỵ khiến chân tay bị tê bì, đặc biệt là bị tê tay trái. Bên cạnh đó, đột quỵ còn có các biểu hiện như khó nói, yếu tim, hoa mắt, mất thăng bằng…
Khi nào nên đi gặp bác sĩ khi bị tê tay trái?
Nếu như gặp phải tình trạng tê bàn tay trái kèm theo các triệu chứng sau đây thì tốt hơn hết người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Buồn nôn.
- Thường xuyên giảm trí nhớ.
- Khó khăn khi vận động, không thể phối hợp hành động.
- Nói lắp.
- Khó thở, khó nuốt.
- Khó khăn khi di chuyển.
- Các bộ phận trên cơ thể bị sưng.
- Cách điều trị khi bị tê tay trái
Bị tê tay trái có khá nhiều cách để điều trị tùy từng tình trạng cũng như nguyên nhân của bệnh.
>>> Xem thêm: Tổng hợp bài tập giảm tê bì chân tay hiệu quả nhất hiện nay
Điều trị tại nhà
Xoa bóp: Người bệnh dùng các loại dầu như ô liu, dầu dừa và thoa đều lên vùng bị tê tay theo vòng tròn cho tới khi đã nóng dần lên. Phương pháp này giúp cho người bệnh đẩy nhanh việc lưu thông máu, đánh tan chứng tê tay trái.
- Chườm nóng: Người bị tê bàn tay hay cánh tay hoàn toàn có thể dùng nước nóng thấm vào khăn hay vòi nước ấm để chườm lên vùng bị tê với mục đích giảm tê nhức.
- Sử dụng các bài tập: Người bệnh bị tê cánh tay trái có thể sử dụng các bài tập sau.
- Bài tập nắm tay: Xòe bàn tay và duỗi thẳng ngón tay. Từ từ gập các ngón thành hình nắm đấm cho ngón tay cái bên ngoài nhất. Rồi thao tác lặp lại từ 10-15 lần.
- Bài tập gập cổ tay: Người bệnh đưa một tay ra trước mặt ngang vai rồi hướng các ngón tay xuống mặt đất. Lấy tay còn lại nắm vào các ngón tay đang hướng xuống đất từ từ kéo vào phía cơ thể để giúp cổ tay căng ra. Giữ nguyên tư thế đó trong vòng 15 giây.
- Bài tập kéo căng cơ cẳng tay: Đưa hai tay giơ thẳng ra phía trước mặt đảm bảo lòng bàn tay hướng xuống đất. Sau đó từ từ nâng tay lên và uốn cong cổ tay. Thao tác 10 lần rồi đổi bên.
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Nếu như các phương pháp điều trị dấu hiệu tê bàn tay trái tại nhà không hiệu quả thì người bệnh nên tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Qua đó, xác định nguyên nhân cũng như tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.
Gợi ý phòng tránh tê tay trái
Để tránh việc gặp phải tình trạng tê tay trái thì tốt nhất là bạn nên có một thói quen sinh hoạt lành mạnh với các yếu tố như:
Duy trì vận động thường xuyên
Duy trì vận động cơ thể như xoay cổ, vai, tay… giúp cho máu được lưu thông tốt hơn tránh tình trạng tê bì chân tay đặc biệt là tê tay trái.
Bổ sung khoáng chất, vitamin
Tăng cường các chất vitamin B như trứng, ngũ cốc, các loại hạt, cá, sữa… để bổ sung Magie vào trong máu với mục đích tránh tê cánh tay trái.
Chườm nóng hoặc ngâm tay nước muối
Tác động nhiệt nóng hay nước muối nóng sẽ giúp cho mạch máu được kích thích và lưu thông tốt hơn. Phương pháp này không chỉ giúp cho hạn chế tình trạng tê tay trái mà còn giúp lượng oxy và máu được cung cấp cho não cũng rất tốt.
Sử dụng các món ăn từ nghệ
Nghệ có chứa chất Curcumin giúp chống viêm, tăng cường máu tới khu vực thiếu rất tốt. Người bệnh có thể dùng một ly nước nghệ tươi tay thêm vào gia vị ăn hằng ngày để cải thiện việc bị tê tay trái.
Tê tay trái sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng có thể được khắc phục và giảm tình trạng này nếu như bạn áp dụng các phương pháp điều trị tê tay trái tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ sớm nhất.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Khắc phục thế nào?