iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một tình trạng không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà người trẻ hiện nay cũng đang mắc phải rất nhiều do hoạt động, sinh hoạt sai tư thế… Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 sẽ để lại hậu quả nặng nề nếu như người bệnh không điều trị kịp thời. Tham khảo các triệu chứng cụ thể cũng như cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Cơ thể người có tổng cộng 33 đốt sống và được chia thành các nhóm như:

  • Nhóm 1: 7 đốt sống cổ ký hiệu C1-C7.
  • Nhóm 2: 12 đốt sống lưng ký hiệu D1-D12.
  • Nhóm 3: 5 đốt sống thắt lưng ký hiệu L1 – L5.
  • Nhóm 4: 5 đốt sống ở hông ký hiệu S1-S5.
  • Nhóm 5: Là 4 đốt xương cụt.

Tại giữa hai đốt sống là đĩa đệm (gồm 2 phần chính là nhân nhầy trung tâm và bao xơ bên ngoài) có nhiệm vụ là phân tán cũng như chịu lực và tránh những chấn động khi chịu tác động khác nhau.

L4 và L5 là hai vị trí đốt sống nằm thấp nhất của cột sống nên chịu nhiều ảnh hưởng nặng khi có lực tác động vào đây.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là khi mà bao xơ bên ngoài đĩa đệm ở giữa đốt sống L4 và L5 bị rách, đứt rồi tạo nên khe hở. Nhân nhầy từ khe hở này chui ra với tốc độ nhanh rồi thành khối thoát vị. Cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện khi mà khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất phổ biến bởi đây là vị trí chịu nhiều áp lực nhất cột sống
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất phổ biến bởi đây là vị trí chịu nhiều áp lực nhất cột sống

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5

Người bệnh khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu điển hình như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng thắt lưng.
  • Đau thần kinh tọa, cơn đau lan dọc từ lưng phía bên ngoài eo xuống chân và bàn chân.
  • Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi hay khom người, đi lại và đại tiện.
  • Cảm giác tê bì, nóng ran ở chân hoặc mông.

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Nếu như người bệnh không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khôn lường.

  • Đau rễ thần kinh: Các đốt sống L4 sẽ có xu hướng trượt về phía trước trên các đốt sống L5 rồi tác động đến rễ thần kinh. Từ đó, các cơn đau diễn ra ngày càng nặng và cản trở hoạt động hằng ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Một khi rễ thần kinh bị ảnh hưởng thì phần da tương ứng cũng sẽ bị rối loạn cảm giác nóng và lạnh hay xúc giác.
  • Rối loạn vận động: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 khiến cho khả năng vận động bị giảm đi, có thể dẫn tới bại liệt.
  • Rối loạn cơ thắt: Gây ra tình trạng bí tiểu hoặc không thể kiểm soát.

Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Dưới đây là những lý do chủ yếu và phổ biến.

Thoái hóa cột sống

Khi bị thoái hóa cột sống, theo thời gian thì đĩa đệm ngày càng bào mòn và mất nước. Bất cứ tác động mạnh nào đến cột sống đặc biệt là cột sống thắt lưng tại L4 L5 đều gây áp lực tới đĩa đệm khiến chúng bị thoát vị.

Chấn thương

Các tác động cơ học hay chấn thương như tai nạn giao thông, té ngã, ngồi nhiều, cong vẹo cột sống, đứng lâu, khuân vác nặng… đều có thể dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Chấn thương là nguyên nhân dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm L4 L5
Chấn thương là nguyên nhân dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm L4 L5

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 như béo phì, thừa cân, bệnh lý về cột sống bẩm sinh như viêm xương khớp, gù vẹo cột sống…

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4 L5

Để có thể chẩn đoán nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 thì chủ yếu gồm 2 bước như sau.

Đầu tiên là khám lâm sàng về tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh để nắm được thông tin tổng quát.

Thứ hai là thực hiện một số chỉ định kiểm tra như:

  • Chụp X-quang: Sẽ giúp bác sĩ xác định được đường viền cột sống cũng như loại trừ cơn đau do các bệnh lý xương khớp khác tạo ra. Đổi lại, phương pháp này sẽ không xác định được bệnh nhân có bị thoát vị đĩa đệm hay không?
  • Chụp CT-Scanner: Nhờ vào góc chụp ở nhiều phía sẽ xác định được tình trạng tủy sống hiện tại và các cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp MRI: Hiện rõ các mô mềm xung quanh cột sống để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Có rất nhiều bệnh nhân vẫn thường đặt ra câu hỏi rằng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có chữa được không? Nếu như được can thiệp kịp thời thì bệnh nhân có thể yên tâm khi được kiểm soát và ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm bằng nhiều phương pháp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 tại nhà

  • Chườm đá, lạnh: Chườm đá hay lạnh có tác dụng giảm viêm do co liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có hiệu quả trong vòng 48h đầu tiên phát hiện cơn đau.
  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn là ibuprofen hay naproxen theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm nóng: Phương pháp này cũng có hiệu quả trong vòng 48h đầu tiên khi phát hiện cơn đau. Với nước ấm, khăn ấm, túi chườm sẽ giúp bạn giảm đau co thắt cơ.
  • Nghỉ ngơi: Người bị đau dữ dội cần được nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế vận động. Nhưng cũng không nên nằm quá nhiều khiến cơ, khớp cứng và đau nhiều hơn. Nên vận động nhẹ nhàng sau khi đã bớt đau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 chuyên sâu

Vật lý trị liệu: Các bài tập nhằm kéo giãn cơ lưng có tác dụng giảm đau hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Nhất là các bài tập nhẹ nhàng như nâng hay đi bộ.

  • Tiêm thuốc steroid ngoài màng cứng: Phương pháp này sẽ giúp giảm đau và bệnh nhân tuân thủ các biện pháp phục hồi chức năng.
  • Trị liệu cột sống chiropractic: Đây là phương pháp trị liệu chiropractic dùng lực bàn tay nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch về lại vị trí ban đầu nhằm giảm đau và phục hồi tốt hơn.
Trị liệu cột sống chiropractic an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Trị liệu cột sống chiropractic an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5
  • Châm cứu: Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thì châm cứu là phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được xem xét đưa vào ứng dụng nếu như tình trạng đau ngày càng nặng mà các biện pháp khác không hiệu quả hay chân yếu đi, mất chức năng bàng quang…

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng, cách điều trị cần biết

Chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị, thì người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nên làm gì? Đối với những người mắc bệnh lý này cần phải chăm sóc và chú ý các điều sau.

  • Tăng cường chất dinh dưỡng canxi, protein, vitamin D hay Omega-3 và chất xơ để giúp cho xương, sụn phục hồi tốt.
  • Vận động nhẹ nhàng nhưng tránh đổi tư thế đột ngột. Đồng thời, không để người bệnh nằm nơi mặt sàn không bằng phẳng như sofa, võng…
  • Trang bị kiến thức các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp hay giảm đau và tăng cường lưu thông máu nhằm kích thích sản sinh chất nhờn tại mô sụn, thư giãn các xương, khớp.
  • Người bệnh sau phẫu thuật cần tuân thủ các lời dặn của bác sĩ, tăng cường dinh dưỡng, tránh nghiêng người, cúi xuống hoặc vặn xoắn thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một bệnh lý dễ mắc và có thể biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị. Thông qua bài viết này của ICCARE, phần nào có thể giúp cho mọi người nhận định được các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm L4 L5 cũng như cách chữa trị hiệu quả tại nhà để giảm đi các cơn đau.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call