iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Gai cột sống là gì? Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Gai cột sống là gì hay gai cột sống cổ là gì? Đây chắc chắn là một trong những câu hỏi mà không chỉ người bệnh muốn tìm ra đáp án. Một bệnh lý mà khiến cho người mắc phải gặp rất nhiều khó khăn về sinh hoạt do đau, nhức. Ngoài ra, nếu như tình trạng tiến triển nặng mà không được chữa trị kịp thời còn có thể gây bại liệt.

Tổng quan về bệnh gai cột sống

Tìm hiểu chung về bệnh gai cột sống là gì và những đối tượng nào có nguy cơ mắc cao hiện nay.

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay gai đốt sống là tình trạng bệnh có liên quan đến thoái hóa cột sống. Khi mà cơ thể con người ngày càng già đi thì mất nước đĩa đệm ngày càng hao mòn, dây chằng ở các khớp cũng lỏng lẻo hơn.

Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng chống lại sự thoái hóa bằng cách mọc thêm các mấu xương (gai xương) ở phía ngoài và hai bên cột sống nhằm duy trì sự ổn định. Theo thời gian, nó sẽ biến thành gai cột sống, đó cũng là biến chứng nặng của thoái hóa cột sống.

Gai cột sống là biến chứng nặng của thoái hóa cột sống
Gai cột sống là biến chứng nặng của thoái hóa cột sống

Dấu hiệu của bệnh gai cột sống

Biểu hiện rõ nhất của bệnh gai cột sống là đau, mỏi ở một hoặc nhiều khu vực như cổ, lưng.

Dấu hiệu của gai cột sống cổ

  • Vùng cổ bị đau nhức khi vận động hoặc thay đổi thời tiết.
  • Vai gáy và bả vai bị đau nhức, tê bì.
  • Căng cứng cổ, khớp cổ và khó xoay sang hai bên.
  • Có hiện tượng đau nửa đầu và lan lên đỉnh.
  • Người bệnh chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi.

Dấu hiệu gai cột sống lưng

  • Đau ở thắt lưng, có thể lan xuống chân hoặc háng.
  • Tình trạng đau kéo dài liên tục trên 6 tháng.
  • Nếu ngồi lâu, đứng lên, xoay người sẽ bị đau nặng hơn.
  • Người bệnh khó hoặc mất kiểm cho đại tiểu tiện.
  • Người bệnh không được cân bằng, có thể bị cúi về trước hay ngửa về sau.

Những đối tượng nào dễ bị gai cột sống?

Dưới đây là những đối tượng dễ bị gai cột sống.

  • Người cao tuổi bị thoái hóa cột sống hoặc lắng đọng canxi.
  • Người lao động mệt nhọc, mang vác.
  • Người có sinh hoạt đi đứng, ngồi, nằm không đúng tư thế với khoa học khiến cột sống bị ảnh hưởng.
  • Người có tiểu sử bị chấn thương, tai nạn ở cột sống.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh (hút thuốc, uống bia, rượu…)
  • Người bị bệnh viêm khớp cột sống mãn tính.
  • Người béo, thừa cân.

>>> Xem thêm: Vẹo cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Phân loại gai cột sống

Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, song tại cổ và lưng vẫn là hai vùng phổ biến nhất hiện nay.

Gai cột sống cổ là gì?

Được hiểu là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, tủy cổ và mạch sống. Gai cột sống cổ có thể biến chứng thành hội chứng cổ – vai, hội chứng cổ – vai – cánh tay hay hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm hoặc hội chứng chèn ép tủy cổ.

Gai cột sống lưng là gì?

Là tình trạng mà xương phát triển thêm do quá trình xơ hóa của xương dưới sụn và sụn khớp ở lưng đã bị mòn. Bệnh nhân có thể bị đau ở vùng giữa cột sống, lưng dưới và có thể lan xuống háng hay chân.

Gai cột sống lưng khiến bệnh nhân đau ở khu vực lưng dưới
Gai cột sống lưng khiến bệnh nhân đau ở khu vực lưng dưới

Nguyên nhân bị gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh xuất hiện do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng gai cột sống.

Chấn thương cột sống

Bất cứ chấn thương nào kể cả là chấn thương cột sống thì cơ thể đều có khả năng tự chữa lành. Việc tự động tăng hàm lượng canxi ở khu vực bị mất đi cũng khiến cho gai xương dần hình thành.

Canxi tích tụ

Thoái hóa khiến cho xương, khớp bị bào mòn dẫn tới hiện tượng dư thừa cũng như tích tự canxi. Từ đó khiến cho gai xương dần phát triển và hình thành từ đây.

Thoái hóa cột sống

Có thể nói rằng thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng gai cột sống. Việc các sụn khớp bị nứt, vỡ khiến cơ thể tự chữa lành bồi đắp canxi vào các vết bị tổn thương.

Tuy nhiên, việc bồi đắp lại không diễn ra đồng đều, chỗ có chỗ không và bắt đầu hình thành gai xương.

Viêm khớp mãn tính

Được hiểu là hiện tượng mà hai bề mặt xương khớp cọ xát lên nhau. Để giải quyết tình trạng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để giảm bớt sự tiếp xúc nhưng nó vô tình khiến cho các gai xương mọc lên và hình thành gai cột sống.

>>> Xem thêm: Cách trị gai cột sống lưng tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

Biến chứng của gai cột sống

Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời thì gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tủy sống cũng như dây thần kinh.

Hẹp ống sống

Việc gai xương xuất hiện khiến diện tích của ống sống bị hẹp đi. Điều này khiến cho người bệnh không chỉ đau ở gai xương mà còn tê, yếu chân tay.

Bại liệt

Khi dây thần kinh đã bị chèn ép trong thời gian dài dẫn tới tình trạng chức năng vận động suy giảm và lâu dần sẽ khiến bại liệt.

Rối loạn tiền đình

Việc gai xương cột sống cũng sẽ khiến cho máu, oxy không được lưu thông lên não một cách bình thường. Từ đó, gây ra việc người bệnh có biểu hiện của rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn…

Gai cột sống có chữa được không?

Bệnh gai cột sống sẽ vẫn được khắc phục và giảm đau hiệu quả nếu như người mắc đi khám sớm nhất. Đồng thời sử dụng các biện pháp chữa sau.

Rèn luyện nhẹ nhàng

Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe… để giảm đau. Song, vẫn cần kết hợp các phương pháp điều trị khác để đảm bảo sự lâu dài.

Đi bộ nhẹ nhàng để giảm đau gai cột sống lưng
Đi bộ nhẹ nhàng để giảm đau gai cột sống lưng

Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị bằng sóng ngắn, hồng ngoại hay điện xung.. hiện nay đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Đây cũng là một biện pháp chữa gai cột sống mang lại sự tích cực.

Dùng thuốc

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen hoặc paracetamol, Ibuprofen, Naproxen để khắc phục tình trạng. Tuy nhiên, nó cũng khiến cho người bệnh gặp phải tác dụng phụ liên quan đến gan, thận….

Phẫu thuật

Khi tình trạng bệnh gai cột sống đã ở mức quá nặng hay các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được tính tới. Dù vậy thì đây cũng là biện pháp không được khuyến khích khi có nhiều rủi ro như: Biến chứng sau mổ khá cao, nguy cơ mọc lại gai xương…

Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông Y có chiết xuất hoàn toàn tự nhiên có tác dụng giảm đau cho gai xương cột sống. Tuy nhiên, nó chỉ mang biện pháp tạm thời và nên lưu ý nguồn gốc rõ ràng khi mua.

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp chữa trị gai cột sống hiệu quả. Bác sĩ sẽ trực tiếp nắn chỉnh các vị trí sai lệch về tư thế như ban đầu nhằm giảm đau, giảm nguy cơ biến chứng.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic cũng đang được phòng khám ICCARE áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân có vấn đề về đến xương khớp mà không chỉ gai cột sống. Điều quan trọng là đều cho phản hồi tích cực về tình trạng bệnh sau khi đã điều trị.

>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z

Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống

Bất cứ là vấn đề về bệnh lý gì thì chuyên gia cũng mong muốn người bệnh phòng hơn là chữa. Dưới đây là một số các biện pháp phòng tránh gai cột sống.

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như Vitamin D, chất xơ.
  • Hạn chế hút thuốc, các chất kích thích bia, rượu.
  • Hạn chế ngồi một chỗ, một tư thế quá lâu.
  • Tránh chơi các môn thể thao quá với sức của mình hay mang, vác các đồ vật quá nặng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản quan trọng về bệnh lý gai cột sống lưng. Qua bài viết này, bất cứ ai cũng có thể hiểu được gai cột sống lưng là gì và phòng ngừa như thế nào để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như gia đình.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call