Ngứa lòng bàn tay bàn chân là một tình trạng mà có lẽ ai cũng đã từng mắc phải. Rất nhiều người đã chủ quan khi dấu hiệu này diễn ra thường xuyên mà không để ý, vậy ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì? Cùng phòng khám ICCARE đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì?
Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay bàn chân là có thể do nhiều yếu tố khác nhau và nó có thể cảnh báo của khá nhiều các bệnh.
Bàn tay da khô
Việc da có vấn đề, đặc biệt là bị khô thì rất có thể gây kích ứng gây ra tình trạng ngứa lòng bàn tay. Da khô do người bệnh rửa tay quá nhiều hay dùng các loại nước rửa tay chứa hoạt chất tẩy quá mạnh. Ngoài ra, da tay khô cũng là do môi trường như thời tiết, độ ẩm….
Bệnh chàm
Bệnh chàm là khi mà da đã bị viêm gây ra tình trạng ngứa, đỏ, phồng rộp thậm chí là nứt nẻ. Đặc biệt, có một loại chàm được gọi là chàm tổ đỉa còn khiến người bệnh nổi mụn nước khiến lòng bàn tay, bàn chân ngứa, và sưng.
Những đối tượng có công việc đặc thù khi phải tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất hay nơi ẩm ướt có nguy cơ mắc bệnh chàm như: Tạp vụ, làm tóc, thợ cơ khí….
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là khi mà dây thần kinh giữa của ống cổ tay bị chèn ép dẫn tới việc tay bị đau, tê và ngứa. Khi có biểu hiện của hội chứng ống cổ tay, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để tránh biến chứng khôn lường.
Vấn đề về gan
Vấn đề gan, cụ thể là xơ gan ứ mật sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa râm ran ở lòng bàn tay. Nó có thể gây viêm gan và tắc nghẽn đường ống dẫn mật từ gan tới dạ dày. Điều đó khiến cho mật bị tích tụ, gây tổn thương rồi hình thành sẹo gan.
Xơ gan ứ mật ngoài dấu hiệu ngứa còn có các triệu chứng như: Lòng bàn tay sạm màu, buồn nôn, đau nhức xương khớp, tiêu chảy, vàng da…
>>> Xem thêm: Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Viêm da tiếp xúc
Người bệnh tiếp xúc quá nhiều với các chất gây kích ứng cũng sẽ khiến cho bàn tay ngứa ngáy. Đó là tình trạng viêm da tiếp xúc, thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện sau từ 48-90 giờ da tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Một số các chất gây kích ứng da có thể kể đến như: Kim loại, gang tay cao su, xà phòng, nước hoa, thuốc sát trùng, bùi và đất.
Vảy nến
Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính khi tình trạng da tăng trưởng quá nhanh và không thể kiểm soát khiến bàn tay bàn chân bị ngứa. Thông thường, tế bào da cũ sau khi chết sẽ được tái tạo bằng tế bào da mới. Nhưng
vảy nến thì quá trình tái tạo diễn ra quá nhanh, tế bào da cũ chưa kịp biến mất thì tế bào da mới lại xuất hiện và chồng chất lên nhau.
Vảy nến ngoài dấu hiệu ngứa lòng bàn tay bàn chân còn có các triệu chứng như: Mụn mủ ở da tay, da chân, đau sưng các khớp ngón tay chân, đầu gối, da nứt nẻ và có thể chảy máu.
Tiểu đường
Ngứa lòng bàn chân bàn tay về đêm cũng có thể do tiểu đường mặc dù khả năng đó xảy ra rất ít. Tiểu đường gây ra ngứa bàn tay bàn chân theo nhiều kiểu khác nhau, song thường gặp nhất vẫn là trong quá trình lưu thông máu bị giảm do người bệnh bị dị ứng với một số thuốc điều trị tiểu đường.
Tiểu đường có thể dẫn tới suy gan, suy thận và cả hai biến chứng đó đều gây ngứa lòng bàn tay bàn chân.
Cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân
Trước tiên, để có cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh trước. Sau đó tùy vào tình trạng mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau.
Đối với tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân do xơ gan ứ mật tiên phát có thể dùng thuốc acid ursodeoxycholic để giảm ngứa hay histamin. Đương nhiên các chỉ định đều phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu như là do dị ứng thì có thể sử dụng histamine để chống lại tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng, ngứa lòng bàn tay bàn chân mãn tính.
Sẽ cần phẫu thuật nếu như đó là triệu chứng đường hầm.
Một số trường hợp ngứa lòng bàn tay bàn chân do sự chèn ép các dây thần kinh thì cũng có thể dùng thuốc chống viêm không steroides NSAIDs và corticosteroids như prednisone.
Nếu như eczema hay chàm thì hầu hết điều trị đều không mang lại sự tích cực. Duy trì giải pháp cũng chỉ để giảm đau và ngứa.
Đối với viêm da cơ địa thì điều trị chủ yếu là làm mềm da để giảm sưng, giảm phồng rộp. Để giảm ngứa, chống viêm thì nên sử dụng kháng sinh thuốc kháng histamin và cả steroids.
Đối với ngứa lòng bàn tay bàn chân do tiểu đường, người bệnh nên phát hiện sớm để có phương pháp điều trị tích cực.
>>> Xem thêm: Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Phương pháp phòng ngừa ngứa lòng bàn tay bàn chân
Để tránh các phiền toái hay rắc rối khi ngứa lòng bàn tay bàn chân thì cần có các biện pháp ngay từ đầu.
Dùng kem dưỡng ẩm cho chân và tay đều đặn
Sử dụng các loại nước tẩy rửa có thành phần từ thiên nhiên, lành tính và có nguồn gốc rõ ràng.
Nên đeo găng tay hay đi ủng khi tiếp xúc với các chất bẩn, bụi khi lao động, làm việc.
Không nên đi giày quá chật, thường xuyên vệ sinh cho giày được ở tình trạng sạch sẽ.
Uống nhiều nước để cơ thể có đủ lượng nước cũng là cách phòng tránh ngứa lòng bàn tay bàn chân.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất kích thích rượu, bia. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, làm việc khoa học.
Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em hay người lớn rõ ràng là một triệu chứng bệnh không hề tầm thường nếu như nó xuất hiện với tần suất dày đặc. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm để tránh các biến chứng ngoài ý muốn. Đồng thời, nên chủ động phòng tránh để đảm bảo sức khỏe của mình luôn ở trạng thái tốt nhất.
>>> Xem thêm: Đau lòng bàn chân là bệnh gì? nguyên nhân và các vị trí đau thường gặp