iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và đi thế nào cho đúng?

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi, gây ra nhiều đau đớn và hạn chế trong vận động. Nhiều người lo ngại rằng việc đi bộ có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, đi bộ đúng cách không chỉ an toàn mà còn là một phương pháp tập luyện hữu ích để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của khớp gối. Trong bài viết này, ICCARE sẽ giải đáp câu hỏi liệu người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? và hướng dẫn cách đi bộ sao cho đúng để giảm thiểu đau đớn và cải thiện sức khỏe khớp.

Nguyên nhân gây đau khớp gối

Thông thường, các đau khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 2 yếu tố chính dẫn tới tình trạng như này.

Chấn thương

Chấn thương trong khi chơi thể thao hay lao động có thể dẫn tới gãy xương, chệch khớp, tổn thương dây chằng.. là nguyên nhân gây ra việc bị đau đầu gối và cứng khớp.

Bệnh lý xương khớp

Một số các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp gối, gout, viêm khớp dạng thấp… cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bị đau đầu gối hiện nay. Đồng thời khiến tình trạng thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn thông thường.

Giải mã bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là một vấn đề được nhiều người quan tâm mỗi khi bị đau đầu gối. Đa phần đều cho rằng việc đi lại sẽ khiến cho cơn đau cũng như đầu gối bị chịu nhiều tác dụng và khiến tình trạng tệ hơn.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Câu trả lời là có
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Câu trả lời là có

Tuy nhiên, bị thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng với điều kiện là phải đúng cách. Khớp gối sẽ gồm 2 bộ phận là xương và sụn, do sụn không có mạch máu nuôi dưỡng nên sẽ chủ yếu dựa vào dịch khớp để hoạt động bình thường.

Việc đi lại là một phương pháp để giúp cho phần sụn khớp được nhận đủ các chất và thực hiện chức năng vốn có của mình.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và đi thế nào cho đúng?

Người bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể đi bộ nhưng phải đảm bảo rằng thực hiện đúng cách như sau.

Sử dụng giày chuyên dụng, thoải mái

Khi đi bộ, người bị thoái hóa khớp gối nên lựa chọn các đôi giày thể thao chuyên dụng, êm ái và thoải mái. Một mẹo chọn giày là nên mua vào khoảng thời gian buổi tối để phù hợp kích thước nhất bởi bàn chân sẽ có xu hướng nở ra vào cuối ngày.

Khởi động kỹ càng

Nên thực hiện các bài tập duỗi và căng cơ trong khoảng thời gian từ 5-10 phút nhằm làm nóng cơ cũng như các khớp trước khi đi bộ.

Cường độ tập luyện

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhiều không và đi trong bao lâu là tốt nhất? Đây là vấn đề nhiều người vẫn đang đi tìm câu trả lời chính xác nhất.

Đi bộ quá nhiều cũng sẽ khiến cho khớp chịu tác động không tốt, do đó chỉ nên thực hiện 6000 bước mỗi ngày. Ngoài ra, khi thực hiện tập luyện thì mọi người cũng không nên sải chân dài và nhanh. Thay vào đó là bước đi chậm rãi và khoảng cách giữa các bước là từ 1-2 bàn chân.

Ngoài ra, chỉ nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để tránh việc quá tải cho khớp. Nên tập luyện theo cường độ từ thấp tới cao như ngày đầu là 5 phút, ngày 2 dần tăng lên….

>>> Xem thêm: Top 5 Bài tập thể dục dành cho đầu gối tại nhà hiệu quả

Chọn thời gian tập luyện phù hợp

Buổi sáng và buổi tối là hai thời điểm đi bộ phù hợp để người bị thoái hóa khớp gối thực hiện. Đi bộ buổi sáng giúp cơ thể bạn được tập trung hơn và cũng sẽ giảm tần suất các cơn đau.

Trong khi đó, đi bộ buổi tối sẽ giúp bệnh nhân cải thiện giấc ngủ, giúp giảm đau, cứng khớp vào buổi sáng của ngày hôm sau.

Nên đi bộ vào sáng sớm hoặc buổi tối
Nên đi bộ vào sáng sớm hoặc buổi tối

Chọn nơi đi bộ an toàn

Nên chọn các tuyến đường đi bộ bằng phẳng, tránh gồ ghề nhưng bảo đảm thoáng mát, ít phương tiện qua lại và đặc biệt là không khí phải trong lành.

Một số lưu ý khi khi đi bộ cho người bị thoái hóa khớp gối

Ngoài việc đi bộ đúng cách thì người thoái hóa khớp gối cũng sẽ cần phải chú ý một số thông tin khi thực hiện.

Kiểm soát nhịp tim

Nhịp tim khi tập luyện nên dao động từ 50% – 70% tối đa nhịp tim là tốt nhất cho người bị thoái hóa khớp đầu gối. Cách tính nhịp tim tối đa là lấy 220 trừ đi số tuổi của người đang tập luyện.

Người tập luyện nên đeo dụng cụ đo lường nhịp tim hoặc có thể đo theo cách thủ công như sau:
Lấy hai ngón tay ấn vào mạch máu vị trí cổ tay của mình.
Đếm nhịp tim trong khoảng thời gian là 30 giây.
Sau đó nhân đôi kết quả sẽ ra được nhịp tim hiện tại.

Dừng lại khi cảm thấy đau

Trong một vài ngày tập luyện, người bị thoái hóa khớp đầu gối có thể gặp tình trạng đau nhưng sẽ giảm trong những ngày tiếp theo. Đồng thời, nên chườm lạnh khoảng 20 phút sau mỗi lần tập luyện.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng đau không được cải thiện và kèm theo các triệu chứng là đau đầu gối, sưng đỏ… thì người bệnh nên dừng lại rồi tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thăm khám định kỳ

Thường xuyên kiểm tra tình trạng đầu gối
Thường xuyên kiểm tra tình trạng đầu gối

Bất cứ kết quả sau khi tập luyện là tốt hay xấu, tích cực hay không thì người bệnh cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng khớp gối và nhận các lời khuyên hoặc điều chỉnh từ bác sĩ.

Thông thường, đi bộ chỉ thuyên giảm cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nhẹ và ở giai đoạn đầu. Nếu như thoái hóa khớp gối đã ở tình trạng nặng thì phải áp dụng phương án điều trị từ bác sĩ.

Phòng khám ICCARE sử dụng phương pháp Chiropractic điều trị dứt điểm thoái hóa khớp gối

Phòng khám xương khớp ICCARE địa chỉ uy tín đáng tin cậy cho người bệnh xương khớp
Phòng khám xương khớp ICCARE địa chỉ uy tín đáng tin cậy cho người bệnh xương khớp

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Câu hỏi sẽ được trả lời ngay lập tức nếu như bạn tham khảo thông tin bên trên. Đồng thời cũng tiếp nhận thêm rất nhiều điều bổ ích như đi thế nào cho đúng và nên chú ý điều gì để mang lại hiệu quả cao nhất.

>>> Xem thêm: Tràn dịch khớp gối là gì? Tìm hiểu tràn dịch khớp gối từ A-Z

Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call